Phương pháp điều trị

Sa búi trĩ là gì? Các chữa trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc cấp độ nặng. Lúc này, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sa búi trĩ là gì? Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng. Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm. Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Ở cấp độ càng cao, mức độ bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đối với trĩ nội Cấp đội 1: Tĩnh mạch giãn nở và bắt đầu hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn bệnh bắt đầu phát triển nên chưa có các triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh rất khó nhận biết nhưng sẽ có hiện tượng chảy máu hậu môn. Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,… Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa tra ngoài sau đó có thể tự thụt vào được. Người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được. Lúc này, người bệnh chỉ cần tác động trực tiếp vào búi trĩ thì chúng sẽ tự co lại và thụt vào bên trong hậu môn. Sa búi trĩ xảy ra rất ngẫu nhiên mà người bệnh không thể tự chủ được gây cảm giác khó chiu, bất tiện, vướng víu,… Cấp độ 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được kể cả khi người bệnh tác động trực tiếp vào. Gây đau đớn, sưng tấy, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với trường hợp trĩ ngoại: Ở trường hợp trĩ ngoại, các búi trĩ tĩnh mạch trực tràng được hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng. Chúng có hình dạng ngoằn nghèo, dễ dàng nhận biết bằng cách nhìn hoặc sờ bằng tay. Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ mới hình thành với kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào. Giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào, làm mất nếp nhăn tự nhiên ở vùng da quanh hậu môn gây đau rát, sưng tấy. Trường hợp nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn. Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Sa búi trĩ sau khi hình thành, có thể phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh: Cơ thể bị thiếu máu: Nếu tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có nguy cơ mắc một số bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, vàng da, xanh xao, ốm vặt, sức khỏe suy giảm,… Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống: Sa búi trĩ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống. Tắc tĩnh mạch: Các búi trĩ phát triển gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, diễn ra lâu ngày có thể khiến hậu môn bị hoại tử và biến chứng sang ung thư. Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây phình to, đau đớn, khó chịu. Hoạt động phân đi ra ngoài bị cản trở ảnh hưởng đến quá trình thải chất bẩn ra khỏi cơ thể. Hoại tử búi trĩ: Tình trạng sa búi trĩ sẽ rất khó khăn để đưa vào bên trong hậu môn, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm. Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm của tình trạng sa búi trĩ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là áp xe hậu môn, xuất huyết, ổ mũ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị sa búi trĩ Ở những trường hợp sa búi trĩ giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm teo búi trĩ. Nếu sa búi trĩ ở cấp độ nặng, rất khó để áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa mà phải có sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Điều trị bằng phương pháp nội khoa Sa búi trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2, thông thường bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây, có tác dụng làm co búi trĩ lại dưới dạng kem bôi hoặc thuốc uống. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ: Kháng sinh: Framycetin; Neomycin…có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ tại chỗ Giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế chảy máu hậu môn: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25% Thành phần chống viêm:  hydrocortison 0,25-1% có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng Một số thuốc chứa thành phần có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra ngoài. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị toàn thân: Thành phần chống viêm, giảm phù nề: Alpha Hymotripsin, NSAIDs, Glucocorticoid… Thành phần giảm đau: Paracetamol, NSAIDs… Thành phần làm bền mạch, điều trị giãn nở tĩnh mạch: một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon… Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 4, tình trạng bệnh đã quá nặng. Lúc này, các búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn mà không thể co lại vào bên trong, các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phương pháp phẫu thuật hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định biện pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian Ở những trường hợp sa búi trĩ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm tình trạng này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây. Điều trị sa búi trĩ bằng rau diếp cá Rửa sạch 100g rau diếp cá, loại bỏ cọng già, héo úa Giã nát lá rau diếp cá, đắp vào vùng búi trĩ và hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để khoảng 30 – 60 phút thì thay rau mới Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Người bệnh cũng có thể kết hợp ăn rau diếp cá sống trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị Điều trị sa búi trĩ bằng cây lá bỏng Cách thực hiện: Rửa sạch 100g rau sam, 6 lá phỏng, 3 quả bồ kết tươi và cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch Nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiến hành đun thêm khoảng 20 – 30 phút sau đó bắc ra để nguội Dùng nước để uống trực tiếp trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi bệnh chuyển biến tốt Lưu ý: Nên sử dụng nước lá bỏng để sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ làm mất đi công dụng điều trị bệnh. Điều trị sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý – Cách 1: Rửa sạch lá hoa thiên lý và giã nát cùng với muối tinh, dùng tấm vải sạch lọc lấy nước cốt Dùng bông y tế thấm nước cốt và chấm lên búi trĩ hàng ngày Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm – Cách 2: Dùng lá non hoa thiên lý giã nát, đắp trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn Dùng băng gạc cố định lại khoảng 40 – 60 phút thì tháo ra, đắp lần 2 Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm Điều trị trĩ bằng thuốc dân gian là phương pháp người bệnh thường lựa chọn. Bởi lẽ, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài cách chữa này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị mà thôi. Nếu muốn điều trị dứt điểm người bệnh nên kết hợp liệu trình thuốc.     Chia sẻ  

Triệu chứng bệnh trĩ ngoại và cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại là một dạng điển hình của bệnh lý vùng hậu môn – trực tràng? Mặc dù trĩ ngoại dễ phát hiện bằng mắt thường, nhưng nếu người nào không biết rõ những triệu chứng cơ bản của bệnh thì lại dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ nội có sa búi trĩ. Bị trĩ ngoại có thể không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng khiến cuộc sống người bệnh luôn bất an. Do đó, việc nắm bắt đầy đủ những cách điều trị trĩ ngoại hiệu quả nhất hiện nay sẽ là “chìa khóa” để người bệnh chữa khỏi dứt điểm căn bệnh này. Bệnh trĩ ngoại là gì? Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ ngoại là gì? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng giải đáp như sau: “Thập nhân cửu trĩ” – điều này khẳng định rằng trĩ là bệnh phổ biến ở tất cả mọi lứa tuổi, tất cả mọi người. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại chính: Trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp. Trong đó, trĩ ngoại là chứng bệnh mà mọi người thường gặp nhất. Về cơ bản bệnh trĩ ngoại là tình trạng các đám rối tĩnh mạch ở phía ngoài, bờ của hậu môn phình to, căng giãn quá mức và được che phủ bởi một lớp da mỏng được gọi là búi trĩ. Quan sát bằng mắt thường búi trĩ, người bệnh có thể thấy rõ nhiều tĩnh mạch trĩ rất nhỏ và mảnh chồng chéo lên nhau. Trĩ ngoại chứa các dây thần kinh cảm giác, do đó nên người bệnh luôn có cảm nhận khó chịu, không thoải mái, vướng víu, ngứa ngáy,… ở vùng hậu môn, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống sinh hoạt, chất lượng công việc của người bệnh. Hơn nữa, nếu không điều trị sớm hoặc điều trị không triệt để, bệnh trĩ ngoại còn có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, giảm ham muốn tình dục, suy giảm trí nhớ, ung thư trực tràng,… Các dấu hiệu bệnh trĩ ngoại mà bạn không nên bỏ qua Một trong những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại rõ nhất mà chúng ta phải kể đến đó chính là: chảy máu trong khi đi đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, kèm cảm giác nặng, tức, ngứa rát hậu môn,… Trĩ ngoại không chia thành từng giai đoạn như trĩ nội. Mà là thông qua từng mức độ bệnh, tình trạng nặng nhẹ của bệnh để đoán xem người bệnh đang ở giai đoạn nào. Cụ thể là: Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 1 Những dấu hiệu bệnh trĩ ngoại độ 1 thường thấy đó là vùng hậu môn của bệnh nhân sẽ có hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu và sưng phồng lên,… Cảm giác đau rát này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn dựa vào mức độ sưng phồng của búi trĩ. Ở giai đoạn này, búi trĩ chỉ mới hình thành với một kích thước nhỏ bằng hạt đậu, búi trĩ khiến cho bệnh nhân đại tiện khó khăn, ra máu khi nhìn thấy trong giấy vệ sinh. Trĩ ngoại độ 1 nếu được phát hiện sớm và điều trị một cách đúng đắn thì không chỉ chữa trị được dứt điểm các triệu chứng này, mà ngay cả thời gian, tiền bạc, công sức bỏ ra cũng đơn giản, nhẹ nhàng và tiết kiệm hơn rất nhiều. Triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 2 Triệu chứng bệnh trĩ ngoại độ 2 như thế nào? Có thể thấy, ở giai đoạn này, các búi trĩ bắt đầu to hơn, gây ra cảm giác lộm cộm, lấn cấn rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh sẽ bắt đầu hứng chịu những cơn đau rát nhiều hơn, thậm chí là xuất huyết sau khi đi vệ sinh xong. Đặc biệt ở cấp độ 2, búi trĩ sẽ khiến cho vùng hậu môn tiết ra một chất dịch có mùi hôi tanh rất khó chịu. Hiện tượng này đi kèm với việc vệ sinh không đảm bảo, sẽ rất dễ gây ra tình trạng viêm nhiễm vùng hậu môn. Cảnh báo: Việc vệ sinh không sạch sẽ không chỉ dẫn đến viêm nhiễm ở hậu môn, mà tình trạng viêm nhiễm này còn lây lan rộng ra một số bộ phận lành tính xung quanh nữa. Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại độ 3 Biểu hiện của bệnh trĩ ngoại độ 3 là gì? Có thể nói, đây là  giai đoạn rất dễ dàng nhận biết các búi trĩ. Bởi ở giai đoạn này, búi trĩ đã bắt đầu phát triển to dần ra. Bạn không chỉ có thể quan sát bằng mắt thường, mà còn có thể sờ và cảm nhận được búi trĩ. Khi trĩ ngoại đã tiến triển sang cấp độ 3 thì lúc này chứng xuất huyết chảy máu thành giọt và thành tia sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Đây được xem là một mức độ nguy hiểm, vì các tĩnh mạch đã bị tắt nghẽn cũng như kích thước búi trĩ đã tăng gấp đôi. Nó gây ra hiện tượng tắc mạch búi trĩ, khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau đớn. Dấu hiệu bị trĩ ngoại độ 4 Dấu hiệu bị trĩ ngoại độ 4 sẽ như thế nào? Đây được xem là giai đoạn cuối cùng của bệnh trĩ ngoại. Lúc này các cơn đau sẽ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, gây ra những biến chứng khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Nếu là nữ giới có thể gây ra viêm nhiễm phụ khoa rất lớn. Tình trạng máu xuất hiện mỗi lần đi đại tiện xảy ra với tần suất nhiều hơn. Búi trĩ dần to ra không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, mà thậm chí việc di chuyển nhẹ hay đứng quá lâu cũng gây đau nhức khó chịu. Lời khuyên từ bác sĩ: Bệnh trĩ ngoại gây nhiều đau đớn cũng như phiền toái đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Đặc biệt, những triệu chứng của bệnh nếu không được điều trị sớm có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khôn lường như bị viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, nhiễm trùng máu,… Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại Đối với câu hỏi: Nguyên nhân bị trĩ ngoại là do đâu? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng chia sẻ: Trĩ ngoại hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trong đó không thể bỏ qua 4 yếu tố chính, đó là: Bị trĩ ngoại do ăn uống không hợp lý, không khoa học Vâng, bị trĩ ngoại xuất phát từ nguyên nhân ăn uống không khoa học, không hợp lý là có thật. Những thói quen ăn uống không lành mạnh của con người sẽ khiến cho hệ tiêu hóa kém phát triển, thậm chí là gây ra nhiều rắc rối và phiền toái đối với người bị bệnh. Một số yếu tố chính dẫn đến bệnh trĩ ngoại mà nhiều người không để ý như: Dùng đồ ăn có nhiều chất đạm, protein mà ít có chất xơ gây nên hệ tiêu hóa kém phát triển và làm khó khăn trong quá trình đại tiện. Dùng quá nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích không chỉ dẫn đến trĩ mà còn gây ảnh hưởng đến sưc khỏe người dùng. Uống ít nước. Bị trĩ ngoại nhẹ là do thói quen vận động Bị trĩ ngoại nhẹ rất có thể bắt nguồn từ nguyên nhân do thói quen vận động. Đối với những người làm văn phòng, người làm xí nghiệp, nhà máy,…dễ mắc phải bệnh này hơn ai hết. Lý do là bởi đặc thù công việc của họ thường xuyên phải ngồi nhiều trong thời gian dài gây nên chèn ép hậu môn, ảnh hưởng trực tiếp nên trực tràng và sau đó mắc trĩ ngoại. Do vậy những nhóm người này nên chú ý đến việc vận động, đi lại sau 1-2 giờ làm việc để tránh gây ra các hậu quả khó lường nhất. Bạn chỉ cần thỉnh thoảng đi lại như đi photo văn bản, đi lấy nước đi vệ sinh cũng là hình thức hoạt động để tránh bị trĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại là do đại tiện không đúng cách Vâng, nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại phải kể đến đó chính là việc đại tiện không đúng cách. Nếu bạn thường xuyên nhịn đại tiện, hoặc lúc đi đại tiện lại ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh để: chơi game, lướt web,…thì nguy cơ bị trĩ ngoại là rất cao, thậm chí còn khiến trĩ phát triển nặng hơn. Vì vậy, nếu bạn đang bị trĩ cần chú ý hơn về vấn đề này và cần vệ sinh sạch sẽ cũng như đúng cách sau khi đi đại tiện xong. Người bệnh có thể chuẩn bị cho mình một khăn ướt sạch để lau sau khi đi đại tiện xong, rồi nhớ phải dùng giấy vệ sinh lau nhẹ nhàng cho khô hậu môn. Do mang thai và sau khi sinh Một trong những nguyên nhân của bệnh trĩ ngoại phải kể đến đó chính là xuất phát từ việc mang thai của phụ nữ và sau khi sinh thường. Cụ thể: Đối với phụ nữ mang thai thì thai nhi sẽ gây áp lực lên trực tràng trong khoảng thời gian dài khiến tĩnh mạnh bị giãn nở và gây ra trĩ ngoại. Ngoài ra sau khi sinh con bằng phương pháp đẻ thường, phụ nữ thường lười hoặc ngại di chuyển, thường không có nhu cầu đi đại tiện trong nhiều ngày, quá trình đi đại tiện gặp nhiều khó khăn hơn. Điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra trĩ ngoại đối với nhiều phụ nữ mang thai và sau sinh. Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Đối với câu hỏi: Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không? Tiến sĩ. Bác sĩ CKII Trịnh Tùng công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng lý giải: Nạn nhân của trĩ ngoại thường là tất cả mọi người. Trĩ ngoại ảnh hưởng đến tâm lý, hạnh phúc và sức khỏe người bệnh. Cụ thể những tác hại của bệnh đó là: Sa nghẹt búi trĩ: Khi bệnh nặng, các búi trĩ lớn dần, làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông đến nuôi các tĩnh mạch, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến hoại tử búi trĩ. Thiếu máu: Bệnh nhân đi đại tiện ra máu tươi, máu có thể dính trong phân hoặc chảy thành giọt, thành tia tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này rất dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, mất máu cấp, suy nhược cơ thể… Biến chứng nhiều bệnh khác: Bệnh trĩ ngoại rất dễ biến chứng sang Apxe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… gây đau đớn cho người bệnh, tăng nguy cơ nhiễm trùng… Đặc biệt, là có nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng nếu không được điều trị sớm. Hoại tử hậu môn: Vì máu không được lưu thông đến, không được cung cấp chất dinh dưỡng, lại tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn do búi trĩ ở ngoài hậu môn nên khả năng bị viêm nhiễm, hay hoại tử ở hậu môn rất cao, nguy hiểm hơn sẽ gây nhiễm trùng máu. Rối loạn chức năng hậu môn: Búi trĩ ngoại chèn ép hậu môn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng chức năng cơ vòng, lâu dần mất khả năng co thắt khiến người bệnh không thể đại tiện tự chủ. Đe dọa tính mạng con người: Khi búi trĩ lớn dần, niêm mạc tĩnh mạch cũng mỏng dần, dễ bị rách hay thủng tĩnh mạch, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Rối loạn thần kinh: Bệnh trĩ ngoại còn là nguyên nhân gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau lưng dưới, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu… Đảo lộn cuộc sống: Khi bị trĩ ngoại, người bệnh sẽ bị những cơn đau hành hạ, đứng ngồi không yên, cuộc sống bị đảo lộn, công việc và học tập sa sút, tâm lý người bệnh cũng không ổn định. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng. Các phương pháp trị bệnh trĩ ngoại cho hiệu quả thần kỳ nhất Nội dung bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các phương pháp trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả, an toàn, nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất từ người bệnh. Từng phương pháp lại áp dụng riêng cho từng mức độ bệnh khác nhau, nhưng tựu chung lại là đều mong muốn chữa triệt để trĩ, nhằm tránh những rắc rối không đáng có từ triệu chứng của bệnh gây ra. 1. Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị bằng việc cải thiện chế độ sinh hoạt, ăn uống Bệnh trĩ ngoại và cách điều trị hiệu quả khi bệnh vẫn còn ở mức độ nhẹ đó chính là việc cải thiện chế độ sinh hoạt, chế độ ăn uống. Cụ thể: Chế độ vệ sinh sinh hoạt: Quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ đó là tránh ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế. Bạn nên: Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ. Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh trĩ. Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Chế độ ăn uống: Rất quan trọng vì nó giúp bạn phòng chống mắc bệnh trĩ, phòng chống tái phát trĩ, giúp bạn tránh xa hiệu thuốc và nhất là tránh xa bác sỹ đó là chống táo bón và tiêu chảy. Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt,… Bởi vì 70% cơ thể bạn là nước, vì thế uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nhấn mạnh lại một lần nữa: Trĩ là bệnh không khỏi được hoàn toàn nếu không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, lành mạnh. 2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng các bài thuốc nam Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà bằng phương pháp dân gian được nhiều bệnh nhân tin tưởng. Trong đó, nổi bật là những bài thuốc nam từ các vị thuốc tự nhiên, quen thuộc, dễ tìm kiếm. Đây cũng được xem là cách thức điều trị trĩ bảo tồn, không tác dụng phụ, tiết kiệm,… Bài thuốc 1. Cách điều trị bệnh trĩ từ cây lá bỏng Cách điều trị bệnh trĩ từ cây lá bỏng là bài thuốc nam mà chúng tôi muốn giới thiệu đến bạn đầu tiên. Cây lá bỏng thường được dùng để trị các vết bỏng ngoài da rất hiệu quả. Ưu điểm: Theo y học cổ truyền, cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát nên có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu độc, giảm đau nhức,… Bên cạnh đó cây lá bỏng còn có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ,… Cách thực hiện: Cách 1. Chuẩn bị 6g lá bỏng, 6g rau sam, đem 2 nguyên liệu này rửa sạch, rồi sắc uống. Trong trường hợp bị sa búi trĩ và lỡ hậu môn thì nấu thêm nước bồ kết để ngâm rửa hậu môn hoặc có thể giã nát lá sống đời đắp vào búi trĩ. Cách 2. Trong trường hợp đi đại tiện ra máu thì áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu, 10g lá trắc bá, rồi đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng sau khoảng vài tuần sẽ khắc phục được chứng đại tiện ra máu hiệu quả. Bài thuốc 2. Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng lá thiên lý Chữa trị bệnh trĩ ngoại bằng lá thiên lý cũng là một trong những bài thuốc nam nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Ưu điểm: Theo đông y, cây thiên lý có tính lành, giải nhiệt, làm mát cơ thể, kháng viêm và ức chế viêm nhiễm nên rất thích hợp để sử dụng chữa bệnh trĩ giúp khắc phục các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu, táo bón,… Cách thực hiện: Cách 1. Hái 1 nắm lá thiên lý non và 100g bánh tẻ, sau đó đem lá thiên lý rửa sạch, rồi giã nát cùng với 1 ít muối ăn, sau đó cho thêm 1 ít nước quậy đều và vắt lấy nước lá. Tiếp theo vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ bằng nước ấm, rồi dùng bông gòn thấm nước lá thiện lý rồi đắp vào búi trĩ, để như vậy khoảng 10-15 phút. Cách 2. Ngoài ra, bạn cũng có thể kết hợp thêm uống 3 – 4  chén nước lá thiên lý mỗi ngày (uống thay nước lọc) cũng là cách tốt giúp cải thiện bệnh trĩ hiệu quả. Bài thuốc 3. Điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ bằng rau diếp cá Điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ bằng rau diếp cá cũng là một cách thức đơn giản, mang lại hiệu quả tuyệt vời. Ưu điểm: Rau diếp cá có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên có thể chữa bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài rất hiệu nghiệm. Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Cách thực hiện: Cách 1. Mỗi ngày chỉ cần ăn sống thay rau hoặc uống nước ép rau diếp cá thật nhiều. Hoặc có thể nhai sống rau diếp cá rồi đắp vào hậu môn. Cách 2. Chuẩn bị khoảng 30 – 40 g lá diếp cá khô hoặc tươi, sau đó đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng, cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ khoảng 15 phút, đợi cho bớt nóng rồi dùng để xông hậu môn. Khi nào nước còn ấm ấm thì lấy nước này rửa hậu môn. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn lâu khô lại là được. Bài thuốc 4. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng quả sung Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng quả sung cho đến ngay đã được công nhận có tác dụng điều trị bệnh trĩ vô cùng hiệu quả. Ưu điểm: Trong quả sung có chứa nhiều canxi, potassium, magie, phốt pho cũng rất nhiều chất xơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện: Lấy khoảng 10 quả sung đem nấu nước trong vài chục phút để các tinh chất tan ra trong nước. Dùng để xông rửa hậu môn khi còn nóng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ thấy có kết quả tốt. Lưu ý: Đây là phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại vừa dễ thực hiện lại cho kết quả chữa trĩ triệt để. Tuy nhiên, chỉ thành công đối với những người kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Đối với trường hợp trĩ nặng, tốt nhất người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhằm giảm đau đớn cho bệnh nhân. Bài thuốc 5. Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa Điều trị bệnh trĩ tại nhà bằng dầu dừa là một phương pháp được chia sẻ nhiều trên các diễn đàn trong thời gian vừa qua. Cách thực hiện: Cách 1. Có thể dùng dầu dừa chế biến những món ăn hằng ngày hoặc uống trực tiếp dầu 2 – 3  lần trong 1 ngày cũng rất tốt, không chỉ tốt cho bệnh trĩ mà còn cải thiện được hệ tiêu hóa. Cách 2. Trong trường hợp bạn đang bị trĩ ngoài, khi đó búi trĩ lồi ra bên ngoài hậu môn, gây ngứa đau rát khó chịu, thì chỉ cần dùng dầu dừa dắp trực tiếp lên vùng bị trĩ như sau. Đầu tiên vệ sinh sạch sẽ vùng bị trĩ, rồi dùng miếng bông gòn khô hoặc khăn mền khô thấm 1 chút ít dầu dừa rồi thoa lên vùng bị trĩ. Bài thuốc 6. Điều trị bệnh trĩ ngoại từ lá trầu không Điều trị bệnh trĩ ngoại từ lá trầu không cũng là một trong những phương pháp dân gian được truyền lại từ bao đời nay. Ưu điểm: Trung bình cứ 100 gr lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ. Cách thực hiện: Cách 1. Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau. Cách 2. Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút. Bài thuốc 7. Chữa dứt điểm triệu chứng bệnh trĩ ngoại từ lá lốt Chữa dứt điểm triệu chứng bệnh trĩ ngoại từ lá lốt có thể nói là phương pháp mang lại nhiều hiệu quả tuyệt vời. Ưu điểm: Trong Đông y, lá lốt có tính lạnh, vị cay nồng đem đến tác dụng giảm sưng viêm, cầm máu và hỗ trợ co búi trĩ. Cách thực hiện: Cách 1. Xông hơi bằng lá lốt: Lấy 50gr mỗi loại lá lốt, ngải cứu, cúc tần và nghệ rồi giã nát, đun sôi với nước cùng 1 thìa muối. Dùng xông vùng hậu môn cho đến khi nước hết nóng. Cách 2. Uống nước lá lốt: Dùng 100gr lá lốt rửa sạch, xay nhuyễn và chắt lấy nước cốt, dùng 2 lần/ngày giúp phục hồi tổn thương niêm mạc hậu môn. Bài thuốc 8. Chữa trị trĩ ngoại bằng mật ong Chữa trị trĩ ngoại bằng mật ong như thế nào? Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó, chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương. Cách thực hiện: Cách 1. Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày. Cách 2. Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn. Bài thuốc 9. Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng đu đủ Cách điều trị bệnh trĩ ngoại bằng đu đủ là như thế nào? Tác dụng ra sao? Những câu hỏi này luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm của người bệnh. Ưu điểm: Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện: Uống nước đu đủ: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón. Khuyến cáo: Các bạn nên biết rằng với những giải pháp trị bệnh trĩ ngoại theo dân gian phải tùy vào từng trường hợp rõ ràng. Mặt khác, trước khi muốn điều trị bạn cần phải được sự thăm khám cũng như kết luận của bác sĩ không nên tự tiện tiến hành khi chưa có sự chỉ định rõ ràng. Mặt khác việc trị trĩ ngoại với các phương pháp này nếu muốn hữu hiệu phải kiên nhẫn, không được bỏ giữa chừng. Mặt khác, trong khi sử dụng các bài thuốc dân gian trên người bệnh cần lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để sớm khỏi bệnh. Nếu bệnh đã ở giai đoạn nặng, tốt nhất đừng tự ý sử dụng những bài thuốc dân gian này. Mà hãy chủ động đến ngay một địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng để được bác sĩ thăm khám, tiến hành phẫu thuật, loại bỏ dứt điểm triệu chứng của bệnh.   Chia sẻ

7 Cách chữa bệnh trĩ ngoại đơn giản tại nhà

7 cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả này đang là phương pháp điều trị bệnh trĩ nhẹ được rất nhiều tìm hiểu và áp dụng. Không phải vì sợ tốn kém mà đơn giản bệnh trĩ xuất hiện ở vùng “nhạy cảm” nên tâm lý chung của người mắc trĩ là không dám thổ lộ cùng ai, không dám đến các cơ sở y tế chuyên khoa sợ gặp người quen. Thấu hiểu được điều đó, bài viết dưới đây xin gửi đến bạn một số cách chữa trĩ ngoại tại nhà. Bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ là chứng bệnh hình thành do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch ở mô xung quanh hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện mà bệnh trĩ được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại, trong đó triệu chứng của bệnh trĩ nội sẽ xuất hiện ở bên trong ống hậu môn nên khó có thể phát hiện. Còn trị trĩ ngoại lại xảy ra bên ngoài hậu môn nên bạn có thể dễ dàng quan sát. Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại thường xuất phát do thói quen ăn uống thiếu khoa học, người bệnh bị táo bón trong thời gian dài, những người có tính chất công việc phải đứng/ ngồi quá nhiều, nữ giới đang mang thai, những người ít vận động, uống ít nước,… Hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại. Nếu không được chữa trị, theo thời gian bệnh sẽ diễn tiến nặng với các triệu chứng phức tạp hơn điển hình là tình trạng đi đại tiện ra máu, kích thước búi trĩ tăng dần có thể gây tắc mạch, sa búi trĩ, lở loét thậm chí gây viêm nhiễm, nhiễm trùng vô cùng quy hiểm. Nếu không được chủ động điều trị kịp thời đúng cách, bệnh chuyển đến giai đoạn nặng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt, sức khỏe người bệnh và dễ biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc điều trị bệnh ở thời điểm sớm có ý nghĩa rất quan trọng.  Bên cạnh việc áp dụng công nghệ hiện đại, bạn có thể chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà chỉ với một số nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm. 7 cách chữa bệnh trĩ ngoại hiệu quả tại nhà Như đã đề cập ở trên, biến chứng của bệnh trĩ vô cùng nguy hiểm thậm chí gây ung thư hậu môn, ung thư trực tràng. Tuy nhiên chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh cho rằng, việc điều trị bệnh trĩ không mấy khó khăn nếu người bệnh chủ động chữa trị ngay từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh đầu tiên. Một số cách trị bệnh trĩ ngoại tại nhà bạn có thể áp dụng đó là: 1. Chữa trĩ ngoại tại nhà bằng đá lạnh Các chuyên gia cho biết, không cần các nguyên liệu quá cầu kỳ, phức tạp chỉ với vài viên đá lạnh đã có thể giúp người bệnh trĩ giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị trĩ ngoại thêm hiệu quả. Cụ thể, khi chườm đá lạnh lên các vết thương tụ máu do trĩ, sẽ giúp quá trình lưu thông máu được diễn ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự can thiệp này sẽ giúp giảm sưng tấy, kháng khuẩn, giảm xuất huyết, giảm đau tức thời. Cách chữa bệnh trĩ ngoại với đá lạnh thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những viên đá nhỏ cho vào một miếng vải mỏng, sạch. Nếu là đá to thì bạn cần đập nhỏ đi nhé, nước đá vào khoảng 0 – 2 độ, sau đó bạn vệ sinh vùng tổn thương do trĩ rồi chườm trực tiếp đá lạnh lên, thao tác trong khoảng 5 – 7 phút để cảm nhận hiệu quả. Lưu ý: Bạn nên chườm da nhẹ nhàng, tuyệt đối không để đá trên da trong thời gian dài tránh tình trạng làm da bị phỏng. Ngoài ra, phương pháp điều trị bệnh trĩ này không áp dụng với những người hậu môn có vết lở loét, đang bị nhiễm trùng. 2. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà với lá vông Theo Đông Y, lá vông có vị đắng nhạt, tính bình, được sử dụng như một vị thuốc với tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả,… Điều này lý giải vì sao lá vông thường được sử dụng trong việc điều trị bệnh trĩ tại nhà, nhất là với những trường hợp mới bị trĩ giai đoạn đầu, phương pháp này sẽ mang đến hiệu quả chữa trĩ hữu hiệu. Bài thuốc trị trĩ ngoại từ lá vông có thể tiến hành bằng 2 cách, cách 1 bạn sử dụng lá vông đã được rửa sạch để ráo nước rồi hơ trên lửa nóng hoặc cho vào chảo và xao nóng, sau đó đắp lên vị trí bị trĩ. Ở cách làm thứ 2, bạn chỉ cần đun sôi lá vông cùng với một chút nước sau đó cho thêm ít muối rồi giã nhuyễn, đắp lên búi trĩ và dùng dây cố định lại, sáng hôm sau tháo ra và vệ sinh sạch sẽ vùng da mới đắp. Dù thực hiện theo cách làm nào, bạn cũng đừng quên lựa chọn loại lá vông bánh tẻ, không quá non cũng không quá già và không bị sâu bệnh để phát huy được hết dược tính của lá vông trong việc điều trị bệnh trĩ. 3. Cách chữa trĩ ngoại hiệu quả với củ nghệ Không chỉ là loại gia vị làm tăng thêm mùi vị, màu sắc cho món ăn mà củ nghệ còn là nguyên liệu làm đẹp và vị thuốc chữa “bách bệnh”. Nghệ gồm 2 loại là nghệ đen và nghệ vàng, trong đó nghệ vàng được sử dụng phổ biến hơn cả. Theo y học cổ truyền, nghệ vàng còn được biết đến với tên gọi là khương hoàng, uất kim, có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, trị bế kinh, ngừa viêm nhiễm,… Dân gian thường sử dụng nghệ vàng để bôi lên các vết mụn nhọt đang lên da non, các vết thâm, nám. Y học hiện đại ngày nay cũng chứng minh chất curcumin có trong củ nghệ có tác dụng rất tốt trong việc chống viêm loét dạ dày, giảm cholesterol trong máu… Cũng theo đó, nghệ vàng có khả năng trị bệnh trĩ ngoại hiệu quả khi dùng riêng hoặc kết hợp với một số loại thảo dược khác. Cách chữa trĩ ngoại với củ nghệ vàng rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một số nguyên liệu: 1 củ nghệ vàng, 100gr rau diếp cá, 2 – 4 quả sung, 1 thìa muối ăn. Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu này rồi đem cho vào nồi đun cùng 1,5 lít nước. Đến khi sôi thì tắt bếp rồi dùng xông trực tiếp lên hậu môn trong khoảng 15 phút, khi nước nguội bớt thì dùng ngâm hậu môn sau đó lau khô nhẹ nhàng với khăn mềm sạch. Thực hiện cách làm này đều đặn vào mỗi tối, tốt nhất là khi bụng đang đói hoặc sau khi tập thể dục. Kiên trì trong khoảng 2 – 4 tuần mức độ bệnh trĩ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt. 4. Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng lá trầu không Sở dĩ lá trầu không được sử dụng trong việc chữa bệnh trĩ bởi trong thành phần của lá trầu không có chứa rất nhiều chất có đặc tính kháng khuẩn, tiêu viêm, sát trùng tốt nhờ đó khi áp dụng sẽ giúp người bệnh trĩ giảm bớt triệu chứng ngứa ngáy khó chịu, ngăn ngừa viêm nhiễm, kiểm soát bệnh trĩ. Có rất nhiều cách chữa trĩ ngoại bằng lá trầu không. Với những bệnh nhân trĩ đang gặp phải tình trạng sưng tấy, đau rát, chảy máu hậu môn thì có thể áp dụng cách làm dưới đây: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá trầu không từ 5 – 10 lá sau đó mang rửa sach và đun sôi với nước sau đó để nước nguội bớt rồi ngâm trực tiếp hậu môn vào, bạn đừng quên vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm. Thư giãn trong khoảng 10 – 15 phút. Cách làm này được áp dụng với cả những người bị trĩ nội độ 1, độ 2. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết hẳn triệu chứng bệnh trĩ. 5. Chữa trị bệnh trĩ nhanh với rau diếp cá Rau diếp cá có khả năng điều trị bệnh trĩ ngoại nhờ chứa một hàm lượng lớn chất Quercetin, Isoquercetin  có tác dụng hỗ trợ điều trị táo bón, sát khuẩn, ngăn ngừa tái phát trong thành phần. Bài thuốc trị trĩ với rau diếp cá được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ ký sinh trùng, hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu viêm, giảm đau hiệu quả. Bạn có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách ăn sống rau diếp cá hoặc uống nước ép rau diếp cá mỗi ngày. Với những trường hợp bị trĩ ngoại, sa búi trĩ thì có thể xay nhuyễn rau diếp cá rồi đắp trực tiếp lên vúi trĩ trong khoảng 1h, cảm giác đau rát hậu môn sẽ được thuyên giảm nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể xông hậu môn với rau diếp cá đun sôi cũng rất dễ chịu đấy. 6. Cách chữa bệnh trĩ nhẹ với mướp đắng Nếu bạn đang xuất hiện các triệu chứng bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ như: ngứa ngáy, đau rát hậu môn, hậu môn ẩm ướt,… thì có thể sử dụng mướp đắng để khắc phục tình trạng này bằng 2 cách thực hiện: Chế biến mướp đắng thành các món ăn, bổ sung vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Uống nước ép mướp đắng, bạn có thể cho thêm mật ong cho dễ uống hơn. 7. Điều trị trĩ hiệu quả với nha đam Theo lý giải của nhiều chuyên gia, trong nha đam có chứa chất Enzyme Bradykinase có khả năng kháng viêm, làm lành vết thương, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn do đó đây là một trong những “ứng cử viên” không thể thiếu khi điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà. Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa bệnh trĩ ngoại được dân gian lưu truyền như: UỐNG NƯỚC ÉP NHA ĐAM Bạn sử dụng nha đam rửa sạch, mang xay nhuyễn rồi pha cùng với một loại nước nào đó tùy theo sở thích. Uống nước này mỗi sáng sau khi ngủ dậy và bụng còn đói để đạt hiệu quả chữa trị cao nhất. KẾT HỢP NHA ĐAM VÀ NƯỚC CỐT CHANH Trong chanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa vì vậy có khả năng giảm sưng ngứa, tăng độ bền cho mạch máu. Vì vậy khi kết hợp với nha đam sẽ càng làm tăng lên hiệu quả chữa bệnh trĩ. Bạn chỉ cần pha trộn chanh và gel nha đam rồi bôi lên vị trí bị trĩ, cứ 3 – 4h lại bôi một lần, bạn sẽ không còn có cảm giác ngứa ngáy, đau rát thường trực nữa. Một số lưu ý khi chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà Các cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà được đề cập trên đây chỉ được áp dụng với các trường hợp mới bị bệnh trĩ, các triệu chứng bệnh không quá phức tạp. Còn khi bệnh đã chuyển nặng, sa búi trĩ,… thì bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. Tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng. Kiên trì thực hiện trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc xây dựng thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học với các loại rau, củ, quả giàu chất xơ, các thực phẩm có tính nhuận tràng. Vận động nhẹ nhàng vào mỗi buổi sáng, tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định, không nhịn đại tiện. Vệ sinh hậu môn mỗi ngày để tránh viêm nhiễm. Duy trì cân nặng hợp lý, tránh lao động quá sức, mang vác nặng,… Chia sẻ

Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành do các tĩnh mạch nằm ngoài hậu môn bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể thấy chảy máu, nứt và ngứa hậu môn. Thế nhưng, tin mừng là các biện pháp điều trị tại nhà có thể chữa lành hầu hết tổn thương do bệnh trĩ ngoại mang lại. Bệnh trĩ thường hình thành khi bạn trải qua nhiều căng thẳng trong khi đi đại tiện trong thời gian dài, có thể là do dùng sức để rặn quá mạnh, ngồi trong nhà vệ sinh quá lâu hoặc do phân cứng khó đi ra ngoài. Bệnh trĩ ngoại là gì? Bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ hình thành ở dưới lớp da xung quanh hậu môn – nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác nên thường có xu hướng gây đau đớn ở người bệnh. Nếu bệnh trĩ ngoại không thuyên giảm sau 1–2 tuần, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc làm mềm phân để bạn có thể đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trường hợp bệnh trĩ nghiêm trọng, bác sĩ thường đề nghị bạn thực hiện phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ngoại Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác gây ra bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ ngoại nói riêng bao gồm: Nâng tạ hoặc những đồ vật nặng Chế độ ăn có ít chất xơ Béo phì Đứng hoặc ngồi lâu trong thời gian dài Mang thai Bụng báng nước (cổ trướng) – tình trạng tích tụ chất lỏng gây áp lực lên dạ dày và ruột Bệnh trĩ ngoại được phân biệt với các loại trĩ khác chủ yếu là do vị trí của búi trĩ, chẳng hạn như: Bệnh trĩ nội hình thành bên trong thành trực tràng, thường không gây đau nhưng có thể chảy máu khi đi tiêu. Sa búi trĩ là tình trạng bệnh trĩ nội đôi khi tiến triển phình ra ngoài hậu môn. Tùy từng mức độ mà búi trĩ có thể tự co lại vào trong hoặc cần có lực tác động để đẩy chúng vào. Trong khi đó, bệnh trĩ ngoại là tình trạng búi trĩ nằm ở ngoài hậu môn và có xu hướng gây đau đớn nhiều hơn trĩ nội. Lưu ý là một người có mắc nhiều loại bệnh trĩ cùng một thời điểm. Triệu chứng của bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ ngoại thường gây ngứa và đau vùng hậu môn. Bạn thậm chí còn cảm nhận thấy búi trĩ khi dùng tay chạm vào khu vực quanh hậu môn. Búi trĩ ngoại có màu hơi hồng hơn so với vùng da ở xung quanh. Đi ngoài ra máu Những người bị trĩ ngoại có thể nhìn thấy có máu trong phân của họ. Máu thường xuất hiện trên bề mặt phân và có màu đỏ tươi vì chảy trực tiếp từ búi trĩ bị tổn thương chứ không phải máu từ vị trí khác trong đường tiêu hóa. Tuy nhiên, lượng máu chảy khi đi đại tiện không quá nhiều. Nếu bạn thấy có nhiều máu khi đi đại tiện, hãy liên lạc ngay với bác sĩ. Cục máu đông bên trong búi trĩ Trĩ huyết khối hình thành do các tĩnh mạch bị phình ra bên trong búi trĩ có cục máu đông. Kết quả là dòng máu không lưu thông được và gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Cơ thể thường có cơ chế làm tiêu biến cục máu đông, giúp giảm bớt triệu chứng bệnh và cảm giác đau. Khi cục máu đông biến mất, búi trĩ bên ngoài đôi khi sẽ để lại lớp da thừa quanh hậu môn. Lúc đó, bác sĩ có thể đề nghị bạn phẫu thuật cắt bỏ phần da dư này nếu chúng dễ bị dính phân và khó làm vệ sinh sạch sẽ. Chẩn đoán bệnh trĩ ngoại Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh trĩ ngoại bằng cách đánh giá những triệu chứng bạn đang có cũng như tiến hành kiểm tra thể chất. Nếu như bạn nghi ngờ bản thân mắc phải bệnh trĩ ngoại, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi vì có một số triệu chứng như chảy máu có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng khác: Ung thư hậu môn Nứt hậu môn Ung thư đại trực tràng Bệnh viêm đường ruột (IBD) Áp xe quanh hậu môn Mụn thịt dư (skin tag) Cách điều trị bệnh trĩ ngoại Các phương pháp để điều trị trĩ ngoại bao gồm biện pháp tại nhà và phẫu thuật. Điều trị bệnh trĩ tại nhà Các biện pháp tại nhà bạn có thể áp dụng để điều trị bệnh trĩ ngoại bao gồm: Tắm nước ấm Làm sạch hậu môn thật nhẹ nhàng sau khi đi đại tiện, nên sử dụng khăn lau ẩm hoặc vải bông Chườm khăn bọc đá lạnh lên hậu môn để giảm sưng Sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) như paracetamol, ibuprofen để giảm bớt khó chịu Bôi một số thuốc mỡ, kem bôi trĩ có hydrocortison hay chiết xuất từ hạt phỉ Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “12 cách chữa bệnh trĩ tại nhà dành cho chị em“. Phẫu thuật loại bỏ trĩ Theo một nghiên cứu trên Tạp chí American Family Physician, phẫu thuật loại bỏ búi trĩ ngoại trong vòng 72 giờ từ nó xuất hiện có khả năng giảm đau hiệu quả hơn những phương pháp điều trị khác. Bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật sau khi gây tê tại chỗ. Điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai Phụ nữ mang thai có thể thử nhiều biện pháp chữa trị bệnh trĩ ngoại tại nhà được liệt kê ở trên để giảm bớt đau đớn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ phải luôn thảo luận cùng bác sĩ sản khoa trước khi muốn sử dụng bất kỳ phương pháp nào để đảm bảo an toàn cho thai nhi. Mời bạn đọc thêm bài viết “Những bí kíp giúp mẹ bầu đánh bay nỗi lo bệnh trĩ khi mang thai“. Phòng ngừa bệnh trĩ ngoại Điều mấu chốt để phòng bệnh trĩ ngoại phát triển là hạn chế tình trạng táo bón xảy ra, tránh làm cho phân khô, cứng, khó đi ra ngoài. Một số cách giúp bạn ngăn ngừa bệnh trĩ bao gồm: Bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn, bao gồm trái cây tươi, rau, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc Uống nhiều nước mỗi ngày, nước tiểu bình thường nên có màu vàng nhạt Tham gia các hoạt động thể chất thường xuyên, không ngồi một chỗ quá lâu để giúp tăng cường nhu động ruột tự nhiên Không ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh (chơi game, đọc báo, lướt mạng…) Nếu bạn thường bị táo bón hoặc tái phát lại bệnh trĩ, hãy nói chuyện với bác sĩ để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Bệnh trĩ ngoại có khả năng tự chữa lành. Để giúp quá trình đó diễn ra nhanh hơn, bạn cần thực hiện các biện pháp để giảm táo bón, tránh căng thẳng khi đi đại tiện. Khi bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại kèm theo những cảm giác vô cùng đau đớn, khó chịu, hãy đến gặp bác sĩ và điều trị theo chỉ định. Chia sẻ

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Cách điều trị trĩ nội hiệu quả?

Bệnh trĩ được coi là căn bệnh ám ảnh 90% dân số. Trĩ được phân biệt thành 3 loại gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội thường khó phát hiện vì xuất hiện âm thầm và bên trong hậu môn nên thường rất khó khăn trong việc điều trị. Vậy trĩ nội là gì? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? 1. Bệnh trĩ nội là gì? Bệnh trĩ là tổ chức trĩ bình thường chuyển sang bệnh lý do yếu tố cơ học (do tổ chức nâng đỡ lỏng lẻo) và lưu lượng máu quá nhiều vượt sức chứa đồng thời đường máu về bị tắc nghẽn làm sưng, giãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn tạo thành trĩ. Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược, bề mặt của búi trĩ cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và gây đau rát, chảy máu. Đặc biệt các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, tuy nhiên ở giai đoạn nặng các búi trĩ không thể thụt vào bên trong gây nhiều khó chịu cho người bệnh. 2. Nguyên nhân gây trĩ nội Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hay ăn uống không hợp lý, cụ thể như sau: – Do táo bón hoặc lỵ – Chế độ ăn uống thiếu hợp lý – Mang thai và sinh con – Thói quen sinh hoạt không đúng cách – Bệnh hậu môn, trực tràng khác 3. Các cấp độ trĩ nội Tùy vào mức độ sa của múi trĩ, người ta chia trĩ nội thành 4 cấp độ: – Cấp độ 1: Biểu hiện lâm sàng là đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương. – Cấp độ 2: Tình trạng chảy máu giảm nhưng ống hậu môn hình thành một cục thịt sa ra ngoài khi đại tiện và có tự thụt vô ngay sau đó. – Cấp độ 3: Búi trĩ có thể sa ra ngoài bất kì lúc nào kể cả bạn ho, hắt xì hay đại tiện và thường phải dùng tay đẩy vào. – Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, sa trĩ mất kiểm soát, trĩ thường nằm bên ngoài ống hậu môn kèm theo đó là hiện tượng chảy dịch, ngứa hậu môn. Trong thời gian này hậu môn rất dễ viêm nhiễm, cơ hậu môn giãn lỏng. 4. Biểu hiện của bệnh Bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ để có cách điều trị kịp thời dựa vào những biểu hiện cơ bản sau: – Chảy máu: Ban đầu bạn sẽ không thấy máu chảy thành giọt mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc lẫn trong phân. Về sau, do bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón, đi tiêu thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hoặc tia. Điều trị không kịp thời rất nguy hiểm vì nếu chuyển qua cấp độ 3, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy gây ra mất máu khiến người bệnh rất dễ bị ngất. – Sa trĩ: Sa trĩ ở cấp độ 1, 2 thường không gây phiền hà gì, người bệnh chỉ có cảm giác cộm mỗi khi đi nhưng nếu ở độ 3 và 4 thì gây khá nhiều phiền toái nhất là khi đi đứng hay làm việc nặng. Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẻ hậu môn. Một vài trường hợp có thể có cổ áp xe đi kèm gây đau và chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các dịch nhầy. 5. Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không? Bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ nội nói riêng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để càng lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe là làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn. Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng… 6. Phương pháp điều trị trĩ nội Người bị trĩ thời gian đầu chỉ thấy ngứa rát hậu môn nhưng lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau đớn dữ dội. Nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả. Điều trị bệnh trĩ từ lá trầu không Trung bình cứ 100g lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ. Cách thực hiện: – Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau. – Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút. Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương. Cách thực hiện: – Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày. – Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn. Điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.     Chia sẻ  

Loading...