Trĩ nội

Sa búi trĩ là gì? Các chữa trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc cấp độ nặng. Lúc này, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sa búi trĩ là gì? Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng. Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm. Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Ở cấp độ càng cao, mức độ bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đối với trĩ nội Cấp đội 1: Tĩnh mạch giãn nở và bắt đầu hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn bệnh bắt đầu phát triển nên chưa có các triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh rất khó nhận biết nhưng sẽ có hiện tượng chảy máu hậu môn. Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,… Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa tra ngoài sau đó có thể tự thụt vào được. Người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được. Lúc này, người bệnh chỉ cần tác động trực tiếp vào búi trĩ thì chúng sẽ tự co lại và thụt vào bên trong hậu môn. Sa búi trĩ xảy ra rất ngẫu nhiên mà người bệnh không thể tự chủ được gây cảm giác khó chiu, bất tiện, vướng víu,… Cấp độ 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được kể cả khi người bệnh tác động trực tiếp vào. Gây đau đớn, sưng tấy, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với trường hợp trĩ ngoại: Ở trường hợp trĩ ngoại, các búi trĩ tĩnh mạch trực tràng được hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng. Chúng có hình dạng ngoằn nghèo, dễ dàng nhận biết bằng cách nhìn hoặc sờ bằng tay. Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ mới hình thành với kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào. Giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào, làm mất nếp nhăn tự nhiên ở vùng da quanh hậu môn gây đau rát, sưng tấy. Trường hợp nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn. Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Sa búi trĩ sau khi hình thành, có thể phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh: Cơ thể bị thiếu máu: Nếu tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có nguy cơ mắc một số bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, vàng da, xanh xao, ốm vặt, sức khỏe suy giảm,… Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống: Sa búi trĩ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống. Tắc tĩnh mạch: Các búi trĩ phát triển gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, diễn ra lâu ngày có thể khiến hậu môn bị hoại tử và biến chứng sang ung thư. Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây phình to, đau đớn, khó chịu. Hoạt động phân đi ra ngoài bị cản trở ảnh hưởng đến quá trình thải chất bẩn ra khỏi cơ thể. Hoại tử búi trĩ: Tình trạng sa búi trĩ sẽ rất khó khăn để đưa vào bên trong hậu môn, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm. Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm của tình trạng sa búi trĩ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là áp xe hậu môn, xuất huyết, ổ mũ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị sa búi trĩ Ở những trường hợp sa búi trĩ giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm teo búi trĩ. Nếu sa búi trĩ ở cấp độ nặng, rất khó để áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa mà phải có sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Điều trị bằng phương pháp nội khoa Sa búi trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2, thông thường bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây, có tác dụng làm co búi trĩ lại dưới dạng kem bôi hoặc thuốc uống. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ: Kháng sinh: Framycetin; Neomycin…có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ tại chỗ Giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế chảy máu hậu môn: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25% Thành phần chống viêm:  hydrocortison 0,25-1% có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng Một số thuốc chứa thành phần có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra ngoài. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị toàn thân: Thành phần chống viêm, giảm phù nề: Alpha Hymotripsin, NSAIDs, Glucocorticoid… Thành phần giảm đau: Paracetamol, NSAIDs… Thành phần làm bền mạch, điều trị giãn nở tĩnh mạch: một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon… Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 4, tình trạng bệnh đã quá nặng. Lúc này, các búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn mà không thể co lại vào bên trong, các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phương pháp phẫu thuật hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định biện pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian Ở những trường hợp sa búi trĩ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm tình trạng này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây. Điều trị sa búi trĩ bằng rau diếp cá Rửa sạch 100g rau diếp cá, loại bỏ cọng già, héo úa Giã nát lá rau diếp cá, đắp vào vùng búi trĩ và hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để khoảng 30 – 60 phút thì thay rau mới Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Người bệnh cũng có thể kết hợp ăn rau diếp cá sống trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị Điều trị sa búi trĩ bằng cây lá bỏng Cách thực hiện: Rửa sạch 100g rau sam, 6 lá phỏng, 3 quả bồ kết tươi và cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch Nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiến hành đun thêm khoảng 20 – 30 phút sau đó bắc ra để nguội Dùng nước để uống trực tiếp trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi bệnh chuyển biến tốt Lưu ý: Nên sử dụng nước lá bỏng để sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ làm mất đi công dụng điều trị bệnh. Điều trị sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý – Cách 1: Rửa sạch lá hoa thiên lý và giã nát cùng với muối tinh, dùng tấm vải sạch lọc lấy nước cốt Dùng bông y tế thấm nước cốt và chấm lên búi trĩ hàng ngày Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm – Cách 2: Dùng lá non hoa thiên lý giã nát, đắp trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn Dùng băng gạc cố định lại khoảng 40 – 60 phút thì tháo ra, đắp lần 2 Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm Điều trị trĩ bằng thuốc dân gian là phương pháp người bệnh thường lựa chọn. Bởi lẽ, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài cách chữa này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị mà thôi. Nếu muốn điều trị dứt điểm người bệnh nên kết hợp liệu trình thuốc.     Chia sẻ  

Các biến chứng bệnh trĩ không thể coi thường

Bệnh trĩ là một bệnh lý liên quan đến biến đổi cấu trúc bình thường của ống hậu môn. Đây là một bệnh có tỉ lệ cao trong công đồng; gây nhiều khó chịu, phiền toái, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, tâm lý, sinh hoạt, lao động, và công tác của người bệnh. Khi chưa có biến chứng, biểu hiện chính của bệnh là chảy máu ở hậu môn; cảm giác vướng, khó chịu ở lỗ hậu môn; và thấy các búi trĩ lộ ra ở lỗ hậu môn tự nhiên hoặc khi đại tiện. Cùng tìm hiểu các biến chứng bệnh trĩ Tại Việt Nam, bệnh này chưa được quan tâm, điều trị sớm do tâm lý e ngại, xấu hổ, thiếu tự tin hoặc những hạn chế về nhận thức đối với bệnh. Do vậy, một số người bị trĩ chỉ đến bệnh viện khi có những biến chứng như mất máu do ỉa máu tươi, sa trĩ tắc mạch, hoặc nhiễm khuẩn. Ỉa ra máu Ỉa máu tươi: chảy máu khi đi ngoài ở các mức độ khác nhau: máu chảy thành tia, rỏ giọt, dính vào phân hay giấy vệ sinh. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng. Táo bón và rượu bia là những yếu tố thuận lợi gây chảy máu trĩ. Ảnh 1. Búi trĩ sa ra ngoài, viêm loét chảy máu Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch Do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Nguyên nhân và cơ chế của hiện tượng này đến nay vẫn chưa được biết rõ. Biều hiện là những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi tắc mạch này sa xuống, khó có thể đẩy trở lại vào lòng ống hậu môn. Thường kèm theo viêm phù nề niêm mạch vùng hậu môn-trực tràng. Ảnh 2. Sa trĩ tắc mạch Nhiễm khuẩn các búi trĩ Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biều hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát hậu môn, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng bệnh nhân rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Có trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử. Tình trạng này nếu như không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng bệnh nhân hoặc nếu điều trị khỏi cũng gây tốn kém nhiều về tài chính và để lại nhiều ảnh hưởng về tâm lý cho người bệnh. Ảnh 3. Bệnh nhân liệt nửa người với búi trĩ lớn sa toàn bộ ra ngoài, loét, hoại tử Khoa Phẫu thuật ống tiêu hóa (B3-A), thuộc Viện Phẫu thuật Tiêu hóa – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, là bệnh viện tuyến cuối của toàn quân cũng như mạng lưới y tế nói chung. Tại đây được trang bị hiện đại, có đội ngũ bác sỹ giỏi, nhiều kinh nghiệm trong điều trị bệnh trĩ. Tùy vào mức độ trĩ mà phương pháp có thể là điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt; điều trị nội khoa; hoặc can thiệp ngoại khoa. Nếu bạn cần tư vấn, khám và điều trị hãy đến phòng khám đa khoa của bệnh viện. Phòng khám phục vụ mọi đối tượng bệnh nhân vào các ngày làm việc trong tuần: bộ đội, bảo hiểm, và dịch vụ; và mở cửa cả thứ 7 để khám cho đối tượng dịch vụ.   Chia sẻ  

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Cách điều trị trĩ nội hiệu quả?

Bệnh trĩ được coi là căn bệnh ám ảnh 90% dân số. Trĩ được phân biệt thành 3 loại gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội thường khó phát hiện vì xuất hiện âm thầm và bên trong hậu môn nên thường rất khó khăn trong việc điều trị. Vậy trĩ nội là gì? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? 1. Bệnh trĩ nội là gì? Bệnh trĩ là tổ chức trĩ bình thường chuyển sang bệnh lý do yếu tố cơ học (do tổ chức nâng đỡ lỏng lẻo) và lưu lượng máu quá nhiều vượt sức chứa đồng thời đường máu về bị tắc nghẽn làm sưng, giãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn tạo thành trĩ. Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược, bề mặt của búi trĩ cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và gây đau rát, chảy máu. Đặc biệt các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, tuy nhiên ở giai đoạn nặng các búi trĩ không thể thụt vào bên trong gây nhiều khó chịu cho người bệnh. 2. Nguyên nhân gây trĩ nội Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hay ăn uống không hợp lý, cụ thể như sau: – Do táo bón hoặc lỵ – Chế độ ăn uống thiếu hợp lý – Mang thai và sinh con – Thói quen sinh hoạt không đúng cách – Bệnh hậu môn, trực tràng khác 3. Các cấp độ trĩ nội Tùy vào mức độ sa của múi trĩ, người ta chia trĩ nội thành 4 cấp độ: – Cấp độ 1: Biểu hiện lâm sàng là đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương. – Cấp độ 2: Tình trạng chảy máu giảm nhưng ống hậu môn hình thành một cục thịt sa ra ngoài khi đại tiện và có tự thụt vô ngay sau đó. – Cấp độ 3: Búi trĩ có thể sa ra ngoài bất kì lúc nào kể cả bạn ho, hắt xì hay đại tiện và thường phải dùng tay đẩy vào. – Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, sa trĩ mất kiểm soát, trĩ thường nằm bên ngoài ống hậu môn kèm theo đó là hiện tượng chảy dịch, ngứa hậu môn. Trong thời gian này hậu môn rất dễ viêm nhiễm, cơ hậu môn giãn lỏng. 4. Biểu hiện của bệnh Bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ để có cách điều trị kịp thời dựa vào những biểu hiện cơ bản sau: – Chảy máu: Ban đầu bạn sẽ không thấy máu chảy thành giọt mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc lẫn trong phân. Về sau, do bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón, đi tiêu thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hoặc tia. Điều trị không kịp thời rất nguy hiểm vì nếu chuyển qua cấp độ 3, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy gây ra mất máu khiến người bệnh rất dễ bị ngất. – Sa trĩ: Sa trĩ ở cấp độ 1, 2 thường không gây phiền hà gì, người bệnh chỉ có cảm giác cộm mỗi khi đi nhưng nếu ở độ 3 và 4 thì gây khá nhiều phiền toái nhất là khi đi đứng hay làm việc nặng. Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẻ hậu môn. Một vài trường hợp có thể có cổ áp xe đi kèm gây đau và chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các dịch nhầy. 5. Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không? Bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ nội nói riêng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để càng lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe là làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh. Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn. Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng… 6. Phương pháp điều trị trĩ nội Người bị trĩ thời gian đầu chỉ thấy ngứa rát hậu môn nhưng lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau đớn dữ dội. Nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả. Điều trị bệnh trĩ từ lá trầu không Trung bình cứ 100g lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ. Cách thực hiện: – Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau. – Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút. Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương. Cách thực hiện: – Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày. – Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn. Điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ. Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.     Chia sẻ  

Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà

Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà đơn giản , đem lại hiệu quả nhanh chóng . Đây là những cách trị bệnh trĩ hiệu quả nhất được tổng hợp trong dân gian như : cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá , cách trị bệnh trĩ bằng dầu dừa và 1 số loại thuốc chữa bệnh trĩ … Cùng tìm hiểu nhé Cách chữa bệnh trĩ nội tại nhà 1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng cây lá bỏng Cây lá bỏng thường được dùng để trị các vết bỏng ngoài da rất hiệu quả.. Còn theo y học cổ truyền cây lá bỏng có vị nhạt, hơi chua, tính mát nên có tác dụng tiêu viêm, hoạt huyết, tiêu độc, giảm đau nhức..Bên cạnh đó cây lá bỏng còn có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ.. Cách thực hiện: Chuẩn bị 6g lá bỏng, 6g rau sam, đem 2 nguyên liệu này rửa sạch, rồi sắc uống. Trong trường hợp bị sa búi trĩ và lỡ hậu môn thì nấu thêm nước bồ kết để ngâm rửa hậu môn hoặc có thể giã nát lá sống đời đắp vào búi trĩ.. Ngoài ra trong trường hợp đi đại tiện ra máu thì áp dụng bài thuốc sau: Chuẩn bị 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu, 10g lá trắc bá, rồi đem tất cả sắc lấy nước uống mỗi ngày 1 tháng sau khoảng vài tuần sẽ khắc phục được chứng đại tiện ra máu hiệu quả.. Xem thêm : 8+ cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc nam đơn giản , hiệu quả tức thì 2. Trị bệnh trĩ tại nhà bằng lá thiên lý Trong dân gian có nhiều vị thuốc tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trĩ rất hay. Trong đó có cách chữa bệnh trĩ bằng cây thiên lý, theo đông y cây thiên lý có tính lành, giải nhiệt, làm mát cơ thể, kháng viêm và ức chế viêm nhiễm nên rất thích hợp để sử dụng chữa bệnh trĩ giúp khắc phục các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu, táo bón.. Cách thực hiện: Hái 1 nắm lá thiên lý non và 100g bánh tẻ, sau đó đem lá thiên lý rửa sạch, rồi giã nát cùng với 1 ít muối ăn, sau đó cho thêm 1 ít nước quậy đều và vắt lấy nước lá. Tiếp theo vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ bằng nước ấm, rồi dùng bông gòn thấm nước lá thiện lý rồi đắp vào búi trĩ, để như vậy khoảng 10-15 phút. Cách này có công dụng giúp giảm sưng đau búi trĩ rất hiệu nghiệm. Ngoài ra kết hợp thêm uống 3-4 chén nước lá thiên lý mỗi ngày cùng giúp cải thiện bệnh trĩ đáng kể.. Xem thêm :  Triệu chứng bệnh trĩ và cách điều trị ” dứt điểm ” hiệu quả 3. Cách trị bệnh trĩ tại nhà bằng rau diếp cá Khi nói đến rau diếp cá, nhiều người thường nghỉ ngay đến công dụng chữa bệnh trĩ của rau diếp cá, đó là nhờ trong rau diếp cá có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên có thể chữa bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài rất hiệu nghiệm. Đây cũng là cách chữa bệnh trĩ tại nhà được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.. Mỗi ngày chỉ cần ăn sống hoặc uống nước ép rau diếp cá thật nhiều, hay có thể nhai sống rau diếp cá rồi đắp vào hậu môn hoặc dùng rau diếp cá nấu với nước để xông hơi hậu môn bằng cách như sau: Chuẩn bị khoảng 30-40g lá diếp cá khô hoặc tươi, sau đó đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng, cho vào nồi đun với lượng nước vừa đủ khoảng 15 phút, đợi cho bớt nóng rồi dùng để xông hậu môn.. Khi nào nước còn ấm ấm thì lấy nước này rửa hậu môn. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn lâu khô lại là được.. 4. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng quả sung Không chỉ các thầy thuốc dân gian mà các nhà khoa học cũng đã công nhận mức độ hiệu quả của quả sung trong việc điều trị bệnh trĩ. Trong quả sung có chứa nhiều canxi, potassium, magie, phốt pho cũng rất nhiều chất xơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn rất hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Trong quả sung có nhiều hoạt chất giúp chữa trĩ hiệu quả Dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc chữa trị bệnh theo các bước như sau: Lấy khoảng 10 quả sung đem nấu nước trong vài chục phút để các tinh chất tan ra trong nước. Dùng để xông rửa hậu môn khi còn nóng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, thực hiện liên tục trong 10 ngày sẽ thấy có kết quả tốt. Đây là các cách chữa bệnh trĩ trị tại nhà từ dân gian đã điều trị khỏi trĩ cho rất nhiều người. Vừa dễ thực hiện lại cho kết quả chữa trĩ triệt để nhưng chỉ thành công đối với những người kiên trì sử dụng trong một thời gian dài. Tuy vậy nhưng đối với những trường hợp trĩ nặng gây ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân thì người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để tư vấn phương pháp điều trị phù hợp giảm đau đơn cho bệnh nhân. 5. Tập thể dục đều đặn Tập thể dục đều đặn không những giúp nâng cao sức khỏe mà còn là phương pháp phòng bệnh hiệu quả. Đối với bệnh trĩ, việc tập thể dục là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, người bệnh không nên tập nặng, những bài tập nhẹ nhàng kết hợp hít thở sâu như đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội, thể dục thẩm mỹ… sẽ giúp bạn chữa trị bệnh trĩ hiệu quả hơn. 6. Mặc quần áo thoáng mát Khi người bệnh mặc quần quá chặt sẽ tạo ra môi trường nóng ẩm nơi vùng hậu môn. Thêm vào đó, các búi trĩ bị cọ sát mỗi khi di chuyển sẽ khiến trĩ sưng, làm bạn đau hơn, khó chịu hơn và bệnh trĩ cũng vì thế mà khó thuyên giảm. Do đó, hãy mặc áo quần thoáng mát với các chất liệu làm từ sợi tự nhiên, cotton để bệnh tình không nặng thêm. 7. Thực hiện chế độ ăn hợp lý Đây là cách vừa có tác dụng giúp cho bệnh trĩ không tiến triển nặng thêm, vừa xoa dịu sự khó chịu do bệnh trĩ gây ra. Chính vì vậy, người bệnh cần có một chế độ ăn hợp lý khi mắc bệnh này: – Thực hiện chế độ dinh dưỡng đa dạng, hợp lý nhằm cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, cần chú trọng ăn nhiều những thực phẩm có chứa chất xơ, có tác dụng nhuận tràng giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn như các loại rau cải, rau bina, rau diếp cá, khoai lang, chuối chín, đu đủ chín, cà rốt, nha đam, sữa chua… – Tránh xa những thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh trĩ và làm cho bệnh trĩ ngày càng nghiêm trọng hơn như rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm có chứa caffein, thực phẩm có tính cay nóng, thực phẩm sử dụng nhiều gia vị và một số loại trái cây tính nóng như nhãn, vải, mít, dứa… 8. Chườm đá khu vực hậu môn Đây là cách tự nhiên rất đơn giản có tác dụng chữa bệnh trĩ giúp giảm đau hiệu quả. Đá lạnh sẽ như một biện pháp gây tê giúp giảm đau, rát và khó chịu do bệnh trĩ. Cách thực thiện: người bệnh lấy một chiếc khăn bông sạch, cho đá vào bọc lại. Sau khi vệ sinh sạch sẽ cho vùng hậu môn, dùng bọc đá chườm đều ở khu vực quanh hậu môn sẽ khiến bạn dễ chịu ngay. Thực hiện đều đặn 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy búi trĩ co lại dần dần và giúp cho việc điều trị bệnh trĩ tại nhà đạt kết quả tốt hơn. 9. Ngâm hậu môn trong nước ấm Nước ấm không chỉ có tác dụng làm sạch mà còn giúp giảm đau, lưu thông khí huyết và giảm bớt khó chịu do bệnh trĩ. Cách thực hiện: bạn hãy lấy một chậu nước, pha thêm nước sao cho đủ ấm rồi dùng để ngâm hậu môn khoảng 20 phút. Thực hiện như vậy mỗi ngày rất tốt để chữa bệnh trĩ tại nhà hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả nhanh chóng. 10. Sử dụng thảo dược Có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc dân gian từ các thảo dược tự nhiên. Các bài thuốc này đơn giản, mang lại hiệu quả cao và an toàn, hơn nữa còn rất tiết kiệm và tiện lợi. Các bạn có thể tham khảo áp dụng các bài thuốc như sau: – Dùng rau diếp cá nấu nước để ngâm rửa hậu môn, hoặc giã lá đắp vào vùng bị trĩ hàng ngày. – Kết hợp dùng lá huyết dụ xanh cùng với lá sống và lá cỏ mực tươi sắc uống chung với nhau. Dùng hai lần thuốc mỗi ngày có thể giúp bạn mau khỏi bệnh. – Dùng quả đu đủ xanh còn nhiều nhựa, bổ đôi úp vào 2 bên cẳng chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, để qua đêm. Theo kinh nghiệm dân gian sử dụng cách này có tác dụng làm teo búi trĩ.   Chia sẻ  

Bệnh trĩ nội là gì? Tổng quan về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động hay do táo bón kéo dài… Để tránh phải cắt trĩ thì bạn nên phát hiện sớm dấu hiệu trĩ nội và điều trị bằng phương pháp Đông y để loại bỏ bệnh từ gốc. Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không? Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Do ít gây đau ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiêu. Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu. Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này. Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ và được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở người bệnh: Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu. Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội Một số yếu tố được xác định là thủ phạm gây ra bệnh trĩ nội. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một trong những nguyên nhân sau: Mang thai: Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi. Quá trình lão hóa theo tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các cơ ở hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ nội ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên. Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: Cả hai đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn và tạo thành búi trĩ. Ngồi nhiều: Ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe. Khiêng vác vật nặng thường xuyên: Điều này khiến khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Lâu dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức hình thành nên búi trĩ nội. “Yêu” qua đường hậu môn: Nam giới có quan hệ đồng tính thường bị trĩ nội vì nguyên nhân này. Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành. Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội khác: Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi cầu, căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ít vận động… Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng sẽ giúp cho việc điều trị trĩ nội nhanh chóng đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời hạn chế được những biến chứng xấu do căn bệnh này mang lại. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ nội? Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lịch sử bệnh, các dấu hiệu liên quan hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của bạn. Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng… cũng có thể được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe. Đặc biệt lưu ý, tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể bắt gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân … thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư. Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích cho người bị trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật (chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng cao su…) hoặc phẫu thuật. Trong vô vàn các biện pháp điều trị trĩ nội, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên lý cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất. 1. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh trĩ nội Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau: Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau: Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó. Thoa dầu dừa vào hậu môn: Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ. Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày. Chườm đá lạnh: Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu. Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam: Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn. Thay đổi lối sống: Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý: + Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu. + Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón + Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ. + Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm. + Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ… + Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn. 2. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi. Chúng bao gồm: Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống: Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong dài hạn không được khuyến cáo vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày. Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog…), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine…). Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ. Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài. Chúng giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp nhất. 3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp quang đông hồng ngoại Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại. Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao. 4. Thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần. Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ. Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng. 5. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác. Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.   Chia sẻ  

Loading...