Các bệnh hậu môn khác

10 cách chữa lòi dom tại nhà hiệu quả

Lòi dom là một bệnh lý nguy hiểm. Bệnh không chỉ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt mà còn kéo theo một số hệ lụy xấu gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt là khi bạn không sớm phát hiện và không có những biện pháp điều trị thích hợp. 10 cách chữa lòi dom tại nhà được nhiều người áp dụng trong bài viết sẽ giúp bạn cải thiện những triệu chứng khó chịu. Đồng thời phòng ngừa sự xuất hiện của những biến chứng. 10 cách chữa lòi dom tại nhà hiệu quả tại nhà Để cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh lòi dom gây ra, đồng thời phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể áp dụng một trong 10 cách chữa lòi dom tại nhà được nhiều người áp dụng sau đây: Cách điều trị bệnh lòi dom tại nhà bằng rau diếp cá Rau diếp cá mang trong mình tính mát có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố. Bên cạnh đó những dưỡng chất có trong loại rau này còn có tác dụng giúp bệnh nhân bị lòi dom cải thiện tình trạng chảy máu, tiết dịch, đau rát và ngứa ngáy tại búi trĩ. Đồng thời giúp thu nhỏ kích thước của búi trĩ, chống viêm nhiễm và chống xuất hiện những biến chứng nguy hiểm do bệnh lòi dom gây ra. Ngoài ra việc hàng ngày sử dụng rau diếp cá còn giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động một cách khỏe mạnh hơn, làm bền vững thành niêm mạc tồn tại trong khu vực trực tràng. Đồng thời giúp người bệnh phòng ngừa táo bón, ức chế sự phát triển của búi dom, giúp cải thiện bệnh lòi dom. Bài thuốc điều trị bệnh lòi dom bằng rau diếp cá có nhiều cách thực hiện, bao gồm: Cách 1: Điều trị bệnh lòi dom bằng cách đắp rau diếp cá Nguyên liệu: 100 gram rau diếp cá tươi Muối hạt. Cách thực hiện: Rửa sạch rau diếp cá sau khi đã loại bỏ lượng lá già và hư Dùng muối hạt pha cùng với một lượng nước muối vừa đủ Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để làm sạch lượng vi khuẩn, bụi bẩn còn trên bề mặt lá Vớt rau ra ngoài, rửa rau cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho rau diếp cá sạch vào cối, thực hiện giã nát lượng rau này Sau khi vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng diệt trùng, người bệnh đắp rau diếp cá vào hậu môn Dùng vải mềm sạch hoặc băng gạc băng cố định để đảm bảo rau diếp cá có thể tiếp xúc với vết thương và không bị rơi ra ngoài Sau 30 phút, tháo băng và thay lượng rau diếp cá cũ bằng một lượng rau diếp cá mới Thực hiện 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối). Người bệnh cần kiên trì sử dụng phương pháp điều trị bệnh lòi dom bằng cách đắp rau diếp cá mỗi ngày trong 30 – 45 ngày. Việc kiên trì điều trị bệnh sẽ giúp búi dom của bạn teo dần và săn se hơn. Đồng thời giảm cảm giác đau, tình trạng chảy máu và sưng tấy. Cách 2: Điều trị bệnh lòi dom bằng cách xông hơi, ngâm rửa bằng nước rau diếp cá Nguyên liệu: 300 gram rau diếp cá 5 gram muối tinh. Cách thực hiện: Rửa sạch lượng rau diếp cá đã chuẩn bị Cho rau diếp cá và muối tinh vào nồi, rót thêm 1 lít nước lọc Đun nồi thuốc cho đến khi sôi thì hạ lửa và tiếp tục đun thêm 15 phút, tắt bếp Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để làm sạch vết thương và khử trùng Dùng một khăn lớn hoặc mềm mỏng trùm kín từ đầu đến chân và bao phủ luôn nồi thuốc Tiến hành xông hơi hậu môn cho đến khi hơi nóng không còn bốc lên Tiếp tục dùng lượng nước rau diếp cá còn ấm ngâm và rửa hậu môn, búi dom Thực hiện 1 lần/ngày. Người bệnh sử dụng phương pháp điều trị bệnh lòi dom bằng cách xông hơi, ngâm rửa bằng nước rau diếp cá liên tục trong 7 ngày sẽ cảm thấy tình trạng kích ứng, ngứa ngáy thuyên giảm đáng kể. Hơn thế tình trạng phù nề cũng được cải thiện. Cách 3: Uống nước rau diếp cá chữa bệnh lòi dom Nguyên liệu: 200 gram rau diếp cá Nước muối pha loãng Cách thực hiện: Rửa sạch rau diếp cá sau khi đã loại bỏ lượng lá già và hư Ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để làm sạch lượng vi khuẩn, bụi bẩn còn trên bề mặt lá Vớt rau ra ngoài, rửa rau cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho rau diếp cá sạch vào cối, thực hiện giã nát lượng rau này Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã Uống nước cốt rau diếp cá ngay khi vừa thực hiện Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày. Người bênh cần kiên trì sử dụng phương pháp uống nước rau diếp cá chữa bệnh lòi dom mỗi ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm. Bên cạnh những cách điều trị bệnh lòi dom bằng rau diếp cá nêu trên, người bệnh có thể ăn sống rau diếp cá mỗi ngày để cải thiện bệnh lý. Đồng thời giúp làm mát cơ thể, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh táo bón. Cách dùng lá cây thiên lý điều trị lòi dom tại nhà Trong Đông y, lá cây thiên lý mang tính bình, vị ngọt có tác dụng chống viêm, thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, thúc đẩy quá trình lên da non. Chính vì thế, lá cây thiên lý thường được dùng trong điều trị ung nhọt, vết thương hở, lòi dom. Những bệnh nhân đang mắc bệnh lòi dom ở giai đoạn nhẹ, cấp độ 1, cấp độ 2 có thể sử dụng một trong những cách dùng lá cây thiên lý điều trị lòi dom tại nhà sau đây: Nguyên liệu: 100 gram lá thiên lý non Muối tinh. Cách thực hiện: Rửa sạch lá thiên lý non Ngâm lá thiên lý non trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn và đảm bảo vệ sinh Rửa lại lá thiên lý non cùng với nước sạch và để ráo nước Cho một ít muối cùng với lá thiên lý vào cối và thực hiện giã nát Thêm một ít nước lọc vào lượng lá thiên lá đã giã và khuấy đều Dùng vải mùng chắc lấy phần nước cốt và bỏ bã Dùng băng gạc thấm nước cốt lá thiên lý và đắp lên vùng hậu môn sau khi đã vệ sinh búi dom, vùng hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm pha muối loãng Nghỉ ngơi trong 30 phút thì thay một miếng băng gạc mới Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp điều trị bệnh lòi dom bằng cách đắp lá cây thiên lý 2 lần/ngày cho đến khi bệnh tình có chuyển biến tốt. Cách dùng lá trầu không chữa lòi dom tại nhà Lá trầu không có tác dụng cải thiện chức năng, thúc đẩy quá trình khôi phục pH bên trong dạ dày nhờ các chất chống oxy hóa. Bên cạnh đó những dưỡng chất có lợi trong lá trầu không còn có tác dụng giúp hệ tiêu hóa hoạt động và làm việc một cách tốt hơn, quá trình chuyển hóa thức ăn trong cơ thể diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng, chống táo bón và hạn chế gây ra những áp lực tác động lên các tĩnh mạch hậu môn. Chính vì thế người bệnh có thể dùng lá trầu không chữa lòi dom tại nhà, kháng khuẩn, chống viêm và làm co búi trĩ. Cách 1: Chữa lòi dom bằng cách xông hơi nước lá trầu không Nguyên liệu: 7 lá trầu không 7 hạt gấc 7 quả bồ kết 1 quả cau. Cách thực hiện: Mang lá trầu không ngâm và rửa cùng với nước muối cho sạch Đem hạt gấc giã nhỏ Rửa sạch quả bồ kết Cau bổ ra thành 7 miếng Cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 1 lít nước lọc Thực hiện đun sôi trong 10 phút, tắt bếp Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để làm sạch vết thương và khử trùng Dùng một khăn lớn hoặc mềm mỏng trùm kín từ đầu đến chân và bao phủ luôn nồi thuốc Tiến hành xông hơi hậu môn cho đến khi hơi nóng không còn bốc lên Thực hiện 2 lần/ngày Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp chữa lòi dom bằng cách xông hơi nước lá trầu không liên tục trong 14 ngày để cải thiện những triệu chứng. Cách 2: Chữa lòi dom bằng cách ngâm, rửa hậu môn bằng nước lá trầu không Nguyên liệu: 10 – 15 lá trầu không. Cách thực hiện: Mang lá trầu không ngâm và rửa cùng với nước muối cho sạch Cho tất lá trầu không sạch vào nồi cùng với 1 lít nước lọc Thực hiện đun sôi trong 10 phút, tắt bếp Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để làm sạch vết thương và khử trùng Tiến hành ngâm và rửa hậu môn bằng nước lá trầu không khi còn ấm trong 20 phút Thực hiện từ 2 – 3 lần/ngày Người bệnh cần kiên trì áp dụng phương pháp chữa lòi dom bằng cách ngâm, rửa hậu môn bằng nước lá trầu không liên tục trong 20 ngày để giúp búi trĩ teo dần. Đồng thời cải thiện những triệu chứng. Cách điều trị lòi dom tại nhà bằng cây xấu hổ Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ. Loại cây này chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng kích thích quá trình tuần hoàn máu, cải thiện tình trạnh viêm nhiễm và sưng tấy tại vùng hậu môn. Bên cạnh đó các hoạt chất trong cây xấu hổ còn có khả năng thúc đẩy hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, chống táo bón, cầm máu. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng đau rát và ngứa ngáy hậu môn. Nguyên liệu: 100 gram cây xấu hổ Rượu trắng. Cách thực hiện: Mang cây xấu hổ cắt ra thành từng khúc và rửa sạch, để ráo nước Cho cây xấu hổ vào chảo và thực hiện sao khô, hạ thổ Khi cần, người bệnh lấy một nhúm cây xấu hổ khô cho vào chén, rót thêm rượu trắng cho đến khi ngập phần dược liệu Khi rượu bay hơi hết, người bệnh sẽ nhận thấy lượng nước thuốc trong chén ngã sang màu vàng Chắt lấy phần nước thuốc, sau đó chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày. Để cải thiện bệnh lòi dom và những triệu chứng khó chịu đi kèm, người bệnh cần kiên trì thực hiện cách điều trị lòi dom tại nhà bằng cây xấu hổ trong 7 ngày. Khi nhận thấy bệnh thuyên giảm, bạn nên giảm liều dùng. Cách dùng cây lá bỏng điều trị lòi dom tại nhà Trong Đông y, cây lá bỏng còn được gọi là cây sống đời. Nhờ tính mát, vị nhạt, hơi chua và chan chát, loại cây này có tác dụng cầm máu, thanh nhiệt cơ thể và giải độc. Bên cạnh đó cây lá bỏng còn chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, giảm phù nề, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, chống táo bón. Chính vì thế, cây lá bỏng thường được dùng trong điều trị lòi dom và cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Cách 1: Chữa bệnh lòi dom bằng cách uống nước cây lá bỏng Nguyên liệu: 50 gram lá bỏng 50 gram rau sam. Cách thực hiện: Mang lá bỏng và rau sam ngâm và rửa sạch cùng với nước muối Cho các nguyên liệu vào cối và thực hiện xay nhuyễn cùng với một ít nước Chắt lấy phần nước cốt và bỏ bã Uống ngay khi vừa thực hiện Sử dụng 2 lần/ngày trong 14 ngày. Việc kiên trì thực hiện phương pháp chữa bệnh lòi dom bằng cách uống nước cây lá bỏng không chỉ giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng, giải độc mà còn giúp người bệnh cải thiện tốt những triệu chứng do bệnh lòi dom gây ra. Cụ thể như: Chảy máu, ngứa rát hậu môn, sưng đau, khó đi đại tiện… Cách 2: Chữa bệnh lòi dom bằng cách xông hậu môn với nước cây lá bỏng Nguyên liệu: 30 gram lá bỏng 5 – 7 quả sung 30 gram lá ngải cứu. Cách thực hiện: Rửa sạch lá ngải cứu, quả sung và lá bỏng Cho các nguyên liệu vào nồi Rót thêm 1,5 – 2 lít nước lọc vào nồi và thực hiện đun sôi trong 10 phút Rửa sạch vùng hậu môn bằng nước ấm pha muối loãng để làm sạch vết thương và khử trùng Dùng một khăn lớn hoặc mềm mỏng trùm kín từ đầu đến chân và bao phủ luôn nồi thuốc Tiến hành xông hơi hậu môn cho đến khi hơi nóng không còn bốc lên Thực hiện 1 – 2 lần/ngày. Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chữa bệnh lòi dom bằng cách xông hậu môn với nước cây lá bỏng mỗi ngày. Việc kiên trì sử dụng bài thuốc sẽ giúp vùng hậu môn của bạn được thư giản, kích thích quá trình tuần hoàn máu, giảm áp lực. Đồng thời giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, chống viêm nhiễm và làm teo búi trĩ. Cách điều trị lòi dom tại nhà bằng cây lộc vừng Cách điều trị lòi dom tại nhà bằng cây lộc vừng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống táo bón và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó những dưỡng chất trong bài thuốc còn giúp người bệnh cầm máu do lòi dom, giúp teo búi dom và cải thiện tình trạng đau rát. Nguyên liệu: 20 gram lá lộc vừng tươi (người bệnh cần lưu ý chọn lá non hoặc lá không già, lá bánh tẻ) Nước muối pha loãng. Cách thực hiện: Rửa lá lộc vừng tươi bằng nước và ngâm qua nước muối pha loãng trong 15 phút Rửa lại lá lộc vừng cùng với nước sôi để nguội và để ráo nước Vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, cho lượng lá lộc vừng sạch vào miệng, nhai kỹ và nuốt phần nước cốt Dùng bã đắp vào vùng hậu môn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ. Người bệnh cần kiên trì thực hiện cách điều trị lòi dom tại nhà bằng cây lộc vừng mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày. Sau đợt điều trị, nghỉ ngơi 7 ngày rồi mới tiếp tục điều trị tiếp. Cách chữa lòi dom tại nhà bằng củ ấu Chữa lòi dom tại nhà bằng củ ấu là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều người sử dụng. Theo Y học cổ truyền, củ ấu có vị ngọt, hơi chát, tính bình. Nhờ đặc tính này củ ấu có tác dụng điều trị kiết lị, đau dạ dày, tiêu chảy. Bên cạnh đó củ ấu còn có tác dụng cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, chống viêm nhiễm. Đồng thời giúp cải thiện tình trạng chảy máu do bệnh lòi dom và tình trạng sa búi trĩ gây ra. Cách 1: Chữa lòi dom bằng nước sắc củ ấu Nguyên liệu: 60 gram vỏ củ ấu khô 8 gram cỏ mực khô 8 gram đế sen 80 gram hoa hòe. Cách thực hiện: Mang vỏ củ ấu, hoa hòe, đến sen, cỏ mực khô rửa sạch và để ráo nước Riêng hoa hòe cho vào chảo và thực hiện sao vàng Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, rót thêm 750ml nước lọc vào cùng Thực hiện sắc thuốc Khi lượng nước trong nồi cạn còn 300ml, tắt bếp và chắt lấy nước thuốc Để thuốc nguội bớt và chia thành 2 lần uống trong ngày trước khi ăn Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chữa lòi dom tại nhà bằng nước sắc củ ấu liên tục trong 1 tuần để cải thiện chứng táo bón, cầm máu. Đồng thời cải thiện bệnh lòi dom. Cách 2: Chữa lòi dom bằng vỏ củ ấu và dầu vừng Nguyên liệu: Vỏ củ ấu khô Dầu vừng. Cách thực hiện: Mang vỏ củ ấu khô đốt cháy khoảng 70% Tán vỏ củ ấu thành bột mịn Trộn đều bột thuốc cùng với dầu vừng Sau khi vệ sinh vùng hậu môn và búi dom sạch sẽ, đắp hỗn hợp bột thuốc và dầu vừng lên vùng bệnh Giữ nguyên trạng thái trong khoảng 15 – 20 phút Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chữa lòi dom bằng vỏ củ ấu và dầu vừng từ 3 – 4 lần/ngày để cải thiện tình trạng chảy máu. Đồng thời làm teo búi trĩ và cải thiện tình trạng sưng tấy hậu môn. Cách dùng cây lược vàng chữa lòi dom tại nhà Nhờ thành phần flavonoid, steroid và những dưỡng chất có lợi khác, cây lược vàng có tác dụng điều trị bệnh lòi dom và những triệu chứng khó chịu đi kèm. Cụ thể như: Đi đại tiện ra máu, đau rát, ngứa ngáy vùng hậu môn, sa búi trĩ, đại tiện khó khăn… Bên cạnh đó việc sử dụng cây lược vàng trong điều trị bệnh lòi dom còn giúp bạn tăng sức đề kháng, chống viêm, kháng khuẩn và phòng ngừa một số biến chứng nguy hiểm do bệnh lòi dom gây ra. Cách 1: Ăn sống lá lược vàng điều trị bệnh lòi dom Nguyên liệu: 2 – 4 lá lược vàng già. Cách thực hiện: Ngâm và rửa sạch lá lược vàng, để ráo nước Ăn sống lượng lá lược vàng sạch mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng khó chịu do bệnh lòi dom gây ra được cải thiện. Cách 2: Đắp lá lược vàng điều trị bệnh lòi dom Nguyên liệu: 100 gram lá cây lược vàng Muối tinh. Cách thực hiện: Rửa sạch lá cây lược vàng Ngâm lá cây lược vàng trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để làm sạch lượng vi khuẩn, bụi bẩn còn trên bề mặt lá Vớt lá cây lược vàng ra ngoài, rửa chúng cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho lá cây lược vàng sạch và 2,5 gram muối vào cối, thực hiện giã nát hỗn hợp Sau khi vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý hoặc xà phòng diệt khuẩn, người bệnh đắp hỗn hợp lá cây lược vàng và muối vào hậu môn Dùng vải mềm sạch hoặc băng gạc băng cố định để đảm bảo lá cây lược vàng có thể tiếp xúc với vết thương và không bị rơi ra ngoài Giữ nguyên trạng thái cho đến sáng hôm sau, tháo băng và rửa lại với nước ấm Thực hiện phương pháp đắp lá lược vàng điều trị bệnh lòi dom 1 lần vào mỗi buổi tối. Cách dùng cây nhọ nồi điều trị lòi dom tại nhà Cây nhọ nồi nổi tiếng với tác dụng cầm máu tốt. Chính vì thế loại cây này thường được dùng trong điều trị tình trạng chảy máu do bệnh lòi dom gây ra. Hơn thế, cây nhọ nồi còn có tác dụng chống viêm, cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn. Đồng thời cải thiện tình trạng sa búi trĩ, đau rát và ngứa ngáy. Nguyên liệu: 100 gram cây nhọ nồi bao gồm cả rễ Rượu nóng. Cách thực hiện: Rửa sạch cây nhọ nồi Ngâm cây nhọ nồi trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút Vớt nguyên liệu ra ngoài, rửa cây nhọ nồi cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho cây nhọ nồi sạch vào cối, thực hiện giã nát Cho một chén rượu nóng vào cối nhọ nồi Ngay lập tức dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt rượu cây nhọ nồi Uống nước cốt rượu cây nhọ nồi ngay khi vừa thực hiện Phần bã cây nhọ nồi thì đắp vào búi dom sau khi đã vệ sinh sạch sẽ Dùng băng gạc băng cố định, sau đó nghỉ ngơi trong 30 phút Tháo băng và rửa vùng hậu môn với nước ấm Sử dụng từ 1 – 2 lần/ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng cách dùng cây nhọ nồi điều trị lòi dom tại nhà mỗi ngày cho đến khi những triệu chứng của bệnh cải thiện. Cách chữa lòi dom tại nhà bằng thầu dầu tía Trong Đông y, thầu dầu tía là một loại thảo được mang tính bình, vị ngọt và cay. Loại thảo dược này có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, chống táo bón, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và điều trị các bệnh ngoài da. Cách 1: Chữa lòi dom bằng cách đắp thầu dầu tía vào hậu môn Nguyên liệu: 100 gram thầu dầu tía. Cách thực hiện: Rửa sạch thầu dầu tía Ngâm thầu dầu tía trong nước muối pha loãng Sau khoảng 15 phút, vớt nguyên liệu ra ngoài, rửa cây nhọ nồi cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho thầu dầu tía sạch vào cối và thực hiện giã nát Sau khi vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý, người bệnh đắp thầu dầu tía vào hậu môn Dùng vải mềm sạch hoặc băng gạc băng cố định để đảm bảo thầu dầu tía có thể tiếp xúc với vết thương và không bị rơi ra ngoài Sau 30 phút, tháo băng và rửa hậu môn cùng với nước ấm Thực hiện 2 lần/ngày (buổi sáng và buổi tối). Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chữa lòi dom bằng cách đắp thầu dầu tía vào hậu môn cho đến khi những triệu chứng cải thiện. Cách 2: Chữa lòi dom bằng cách kết hợp thầu dầu tía và lá vông Nguyên liệu: 3 lá thầu dầu tía 3 lá vông. Cách thực hiện: Rửa sạch thầu dầu tía và lá vông Ngâm nguyên liệu trong nước muối pha loãng Sau khoảng 15 phút, vớt nguyên liệu ra ngoài, rửa nguyên liệu cùng với nước sạch thêm một lần nữa và để ráo Cho thầu dầu tía sạch và lá vông sạch vào cối và thực hiện giã nát Dùng một miếng vải mỏng bọc lấy lượng lá vừa giã xong Sau khi vệ sinh búi trĩ và vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý, người bệnh đắp túi vải chứa hỗn hợp thầu dầu tía và lá vông vào hậu môn trong 30 phút Người bệnh cần kiên trì thực hiện phương pháp chữa lòi dom bằng cách kết hợp thầu dầu tía và lá vông từ 1 – 2 lần mỗi ngày. Trên đây là 10 cách chữa lòi dom tại nhà được nhiều người áp dụng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, người bệnh có thể lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị bệnh lòi dom tốt nhất, giúp cải thiện nhanh những triệu chứng đi kèm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng những cách chữa lòi dom tại nhà. Đồng thời áp dụng thêm các phương pháp điều trị chuyên sâu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để rút ngắn thời gian điều trị bệnh và đảm bảo tính hiệu quả. Chia sẻ

Chứng táo bón: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Táo bón là bệnh thường xảy ra ở người trưởng thành và trẻ em. Các trường hợp táo bón nhẹ thông thường là hậu quả của chế độ ăn ít rau hoặc chất xơ, uống ít nước và không có thói quen đi tiêu mỗi ngày. Chế độ sinh hoạt cũng ảnh hưởng rất lớn đến bệnh, nếu như bạn có nhu cầu đi tiêu mà thời điểm không thuận tiện, có nghĩa là bạn nhịn tiêu để chờ một dịp khác thì phân tồn đọng trong trực tràng bị thẩm thấu hết nước trở nên khô và cứng. Vì thế, lần đi tiêu sau sẽ rất khó khăn và bạn mắc táo bón. Táo bón là bệnh gì? Táo bón, hay còn gọi là bón, là tình trạng đại tiện khó và khoảng cách giữa các lần đại tiện kéo dài hơn bình thường. Mỗi người có thói quen đại tiện khác nhau, không nhất thiết phải có quy định chung cho thói quen này. Táo bón được tính khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong một tuần. Táo bón thường tự hết nếu bạn thay đổi lối sống, nhưng táo bón mãn tính sẽ khó điều trị hơn và thường là triệu chứng của một tình trạng bệnh khác. Táo bón không phải là một bệnh mà là triệu chứng của các bệnh ở đại trực tràng (ruột già và ruột kết) khác. Các bệnh gây táo bón có thể là bệnh nhẹ và phổ biến như polyp đại trực tràng hoặc nghiêm trọng như ung thư đại trực tràng. Nguyên nhân gây ra táo bón Tình trạng bón xảy ra do phân đi qua trực tràng chậm hơn bình thường, làm cho phân trở nên khô và cứng. Những nguyên nhân gây táo bón khác bao gồm: Không ăn uống đủ nước hay chất xơ; Không vận động; Mang thai; Căng thẳng; Tắc ruột do ung thư đại trực tràng. Một số thuốc đặc trị như thuốc giảm đau chứa chất gây tê, thuốc chống dị ứng và một số thuốc chống suy nhược cũng là nguyên nhân phổ biến khác gây táo bón. Táo bón phần lớn không nghiêm trọng mà sẽ tự khỏi sau một thời gian khi bạn thay đổi thói quen sống. Những dấu hiệu và triệu chứng của táo bón là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng táo bón Do thói quen đi đại tiện của mỗi người khác nhau, bạn chỉ nên so sánh tình trạng khi táo bón với chính tình trạng khi đại tiện bình thường. Những triệu chứng táo bón bao gồm: Khó thải phân, phân khô hay cứng; Bụng trướng; Đau bụng; Có máu trong phân hoặc chảy máu sau khi đi đại tiện; Sau khi đại tiện xong vẫn còn cảm giác muốn đại tiện. Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ? Dù là một triệu chứng phổ biến, nhưng bạn nên gặp bác sĩ nếu táo bón kéo dài hơn hai tuần vì đó có thể là dấu hiệu cho các bệnh khác. Ngoài ra bạn cũng cần đi khám khi trong phân có máu, sụt cân dù không ăn kiêng hoặc táo bón kèm theo đau bụng nghiêm trọng. Những ai thường mắc phải táo bón? Bón là một bệnh phổ biến có thể xảy ra ở mọi người bất kể tuối tác hay giới tính. Tuy vậy, đối tượng dễ mắc phải chứng táo bón là người già, béo phì, phụ nữ mang thai và những người ngồi nhiều, ít vận động. Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc táo bón? Thói quen sống thường là lý do chính gây ra táo bón nhẹ. Nếu bạn có một trong những thói quen sau đây, bạn sẽ có nguy cơ bị táo bón cao hơn: Lớn tuổi; Phụ nữ mang thai; Bị thiếu hoặc mất nước; Chế độ ăn uống ít hoặc thiếu chất xơ; Béo phì; Ít hoặc không vận động; Đang điều trị bằng một số loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc tê hoặc thuốc giảm huyết áp. Những phương pháp nào dùng để điều trị táo bón? Điều trị bệnh táo bón nhẹ rất đơn giản. Bạn phải thay đổi lối sống, như tập thể dục nhiều hơn và uống thêm nước (1.5 đến 2 lít mỗi ngày) và ăn thêm chất xơ. Tốt nhất nên tránh sử dụng thuốc nhuận tràng vì bạn dễ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu cần thiết, bạn có thể sử dụng phương thuốc nhuận tràng thiên nhiên như rau mông tơi, đu đủ hoặc chuối. Rau xanh rất tốt cho người bị táo bón Bạn nên cân bằng thời gian mỗi ngày cho việc đại tiện được thoải mái. Uống nước và cà phê nóng vài phút trước khi đi có thể giúp kích thích nhu động trực tràng. Đối với tình trạng táo bón vừa và nặng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc đặt làm mềm phân, thuốc nhuận tràng, và thụt tháo. Bác sĩ sẽ không dùng thuốc nhuận tràng quá mạnh trừ khi các cách trên không hiệu quả. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh táo bón? Bác sĩ chuẩn đoán táo bón dựa trên tiền sử bệnh, bao gồm thay đổi của bạn gần đây và thuốc bạn đang uống. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra lâm sàng, đặc biệt là bụng và soi trực tràng để kiểm tra các vấn đề như trĩ hay nứt trực tràng, tìm phân ở trong trực tràng và độ đặc của phân và kiểm tra có máu trong phân hay không. Nếu phân chứa máu, bạn cần được nội soi đại trực tràng. Khi nội soi, bác sĩ sẽ sử dụng một ống nhỏ gắn với một dụng cụ có đèn để quan sát trực tràng. Bác sĩ cũng xét nghiệm máu để xem bạn có bị thiếu máu do ung thư đại trực tràng hay không. Những xét nghiệm bổ sung như chụp cắt lớp (CT) ở bụng và xương chậu sẽ được tiến hành nếu tìm thấy một khối u trong bụng. Những thói quen sinh hoạt tốt cho người bệnh táo bón Một thói quen sống lành mạnh là liều thuốc tốt nhất cho bệnh táo bón. Một số lời khuyên sau sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị táo bón: Ăn nhiều chất xơ trong chế độ ăn, như là trái cây, rau củ và cả ngũ cốc; Uống đủ nước, đặc biệt là trong thời tiết ấm; Tránh những thuốc không kê đơn như là thuốc chống dị ứng có thể gây ra táo bón. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Táo bón có thể dẫn đến những hậu quả “khó chịu” khác như nứt hậu môn, trĩ. Và những bệnh này có thể làm bạn đau đớn khi đi tiêu. Ở trẻ em, táo bón thể hiện ở việc trẻ sợ đi tiêu và từ chối đi bộ, nếu càng nhịn tiêu thì phân càng cứng và lần sau đi sẽ càng đau đớn hơn. Người táo bón, song song với việc thay đổi chế độ ăn, nên tập thói quen đi tiêu đúng giờ hàng ngày, lựa chọn thời gian thoải mái nhất để dành cho việc này sẽ dần dần khắc phục được bệnh táo bón.   Chia sẻ

Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là một bệnh lý rất phổ biến, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào kể cả người lớn tuổi hay trẻ em nhỏ. Đi cầu ra máu cũng là những dấu hiệu ban đầu cho thấy bạn đã mắc phải một số bệnh lý như là trĩ hay polyp hậu môn, viêm loét đại trực tràng hoặc ung thư trực tràng,… Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bệnh gì? Đại tiện ra máu tươi không đau có thể nguy hiểm và do chế độ ăn uống, lối sống thiếu khoa học gây ra. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu nhưng không cảm thấy đau bao gồm: 1. Viêm đại tràng Viêm đại tràng hay viêm loét đại tràng gây ra các vết loét kéo dài bên trong đường tiêu hóa. Bệnh có thể ảnh hưởng đến lớp lót trong cùng của ruột già (đại tràng) và trực tràng dẫn đến việc chảy máu từ đường tiêu hóa, kéo dài và phát triển theo thời gian. Các triệu chứng viêm đại tràng thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và vị trí xảy ra viêm loét. Dấu hiệu nhận biết phổ biến thường là: Tiêu chảy kèm máu hoặc mủ trong phân Khó chịu ở bụng, đầy bụng, khó tiêu Chảy máu trực tràng dẫn đến việc xuất hiện một lượng máu nhỏ trong phân Thường xuyên có nhu cầu đi đại tiện một cách khẩn cấp Gặp khó khăn khi đi đại tiện Giảm cân không rõ lý do Mệt mỏi Sốt Hầu hết các tình trạng viêm đại tràng có các triệu chứng nhẹ đến trung bình. Quá trình viêm loét đại tràng thường phát triển một cách âm thầm theo thời gian, hiếm khi các triệu chứng xảy ra một cách đột ngột. Viêm đại tràng có thể làm cơ thể suy nhược và đôi khi có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng bệnh, hãy đến bệnh viện để tiến hành điều trị cải thiện các triệu chứng. 2. Polyp đại tràng Một khối Polyp có thể được hình thành trên niêm mạc đại tràng. Trong hầu hết các trường hợp, polyp đại tràng thường vô hại nhưng theo thời gian, một số polyp có thể phát triển và biến chứng thành ung thư ruột kết và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị. Polyp có thể gây xuất huyết dẫn đến đi cầu ra máu mà không đau Polyp đại tràng thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ polyp đại tràng có thể có thể dẫn đến một số triệu chứng như: Chảy máu trực tràng. Phân có thể bị lẫn máu dẫn đến tình trạng thay đổi màu sắc của phân. Thay đổi thói quen đại tiện như bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài hơn 1 tuần. Khó chịu hoặc đau nhẹ ở bụng. Polyp đại tràng thường không nguy hiểm, trừ khi khối polyp quá to. Một số polyp đại tràng có thể trở thành ung thư. Do đó, điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. 3. Thiếu máu cục bộ Thiếu máu cục bộ là tình trạng lưu lượng máu dẫn đến ruột bị giảm. Nguyên nhân phổ biến thường là do mạch máu bị chặn hoặc bị tắc nghẽn. Thiếu máu cục bộ có thể phát triển ở ruột già, ruột non (đại tràng) hoặc ở cả hai bộ phận này. Các triệu chứng thường phát triển từ cấp tính đến mãn tính và khác nhau ở mỗi đối tượng bệnh nhân. Một số dấu hiệu phổ biến thường bao gồm: Đầy bụng khó tiêu Đi ngoài ra máu nhưng không đau Tăng nhu động ruột, thường xuyên có nhu cầu đi ngoài Rối loạn tâm thần ở người cao tuổi Thiếu máu cục bộ là một tình trạng nghiêm trọng có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động bình thường không bình thường. Trong trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu đến ruột có thể làm hỏng mô ruột và dẫn đến tử vong. 4. Viêm ruột Viêm ruột là thuật ngữ chung để chỉ các bệnh liên quan đến ruột và làm ảnh hưởng đến ruột. Bệnh viêm ruột có thể dẫn đến tổn thương đại tràng gây chảy máu và đi cầu ra máu mà không đau. Các triệu chứng khác có thể bao gồm: Thường xuyên có cảm giác cần đi đại tiện Chảy máu trực tràng Đi ngoài ra chất nhầy có lẫn máu Có cảm giác căng cứng ở trực tràng Tiêu chảy Các lý viêm ruột không được điều điều trị đúng lúc có thể dẫn đến thiếu máu, loét trực tràng hoặc hình thành một lỗ rò ở các bộ phận khác của ruột hoặc các cơ quan khác. 5. Viêm dạ dày Viêm dạ dày là tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Nguyên nhân phổ biến thường là kết quả của việc nhiễm trùng, sử dụng một loại thuốc quá thường xuyên hoặc chế độ ăn uống không phù hợp. Viêm dạ dày có thể xảy ra đột ngột (viêm dạ dày cấp tính) hoặc xuất hiện chậm theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính). Trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét và làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp viêm dạ dày không nghiêm trọng và cải thiện nhanh chóng khi điều trị hợp lý. Viêm dạ dày có thể dẫn đến việc xuất hiện máu trong phân Các triệu chứng viêm dạ dày phổ biến thường bao gồm: Đầy hơi chướng bụng, khó tiểu ở vùng bụng trên. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn sau khi ăn. Buồn nôn và nôn. Thỉnh thoảng có thể đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau. Mặc dù không nghiêm trọng nhưng nếu không được điều trị, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và xuất huyết dạ dày. Một số tình trạng viêm dạ dày mãn tính có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày (hiếm khi xảy ra). 6. Bệnh Crohn Bệnh Crohn là một dạng bệnh tổn thương ruột gây viêm đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Bệnh Crohn có thể lan đến các lớp mô ruột gây suy nhược cơ thể và đôi khi dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng. Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Crohn có thể từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường phát triển dần dần nhưng đôi khi sẽ xuất hiện đột ngột, không báo trước. Các triệu chứng thường bao gồm: Bệnh tiêu chảy Mệt mỏi hoặc sốt Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hậu môn Giảm cảm giác thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng Một số bệnh nhân có thể gặp các triệu chứng khác như: Viêm da, mắt hoặc viêm đau khớp Viêm gan hoặc viêm ống mật Chậm tăng trưởng hoặc phát triển tình dục (ở trẻ em) Mặc dù không có cách chữa trị căn bệnh Crohn nhưng các liệu pháp có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu và ngăn ngừa các biến chứng. 7. Bệnh trĩ Bệnh trĩ là tình trạng các tĩnh mạch bị sưng ở hậu môn và trực tràng dưới. Bệnh trĩ có thể phát triển bên trong trực tràng (trĩ nội) hoặc dưới da xung quanh hậu môn (trĩ ngoại). Bệnh trĩ nội có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau Bệnh trĩ ngoại có thể dẫn đến các cơn đau nhẹ hoặc khó chịu ở vùng hậu môn. Tuy nhiên, bệnh trĩ nội phát triển bên trong trực tràng. Người bệnh thường không cảm thấy các cơn đau và hiếm khi trĩ nội gây khó chịu. Nhưng căng thẳng hoặc kích thích khi đi đại tiện có thể dẫn đến các triệu chứng như: Đi đại tiện ra máu nhưng không đau. Người bệnh có thể nhận thấy một lượng nhỏ máu đỏ tươi trên giấy vệ sinh hoặc trong phân. Xuất hiện một búi trĩ và có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện. Bệnh trĩ là một bệnh phổ biến và không nghiêm trọng. Người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà hoặc áp dụng các loại thuốc không kê đơn. 8. Ung thư ruột kết Ung thư ruột kết là một loại ung thư bắt đầu từ ruột già (đại tràng). Bệnh thường bắt đầu như những khối tế bào nhỏ, không ung thư (lành tính) được gọi là polyp hình thành ở bên trong đại tràng. Theo thời gian một số polyp này có thể trở thành ung thư ruột kết. Ung thư ruột kết thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, mặc dù bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết có thể bao gồm: Thay đổi thói quen đại tiện bao gồm táo bón, tiêu chảy hoặc thay đổi tính chất của phân. Chảy máu trực tràng dẫn đến tình trạng đại tiện ra máu tươi không đau. Khó chịu dai dẳng ở bụng gây chướng bụng, khó tiêu. Thường xuyên mệt mỏi hoặc cảm thấy yếu ớt. Giảm cân mà không rõ lý do. Ung thư ruột có thể điều trị bằng nhiều phương pháp có sẵn để giúp kiểm soát các triệu chứng. Các biện pháp điều trị phổ biến bao gồm phẫu thuật, xạ trị và điều trị bằng thuốc, như hóa trị, liệu pháp nhắm mục tiêu và liệu pháp miễn dịch. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau cần được kiểm tra và điều trị để tránh các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, hãy đến bệnh viện để thăm khám và có biện pháp điều trị hợp lý. Biện pháp khắc phục Nếu tình trạng đi đại tiện ra máu nhưng không đau không quá nghiêm trọng và không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, người  bệnh có thể tiến hành khắc phục các triệu chứng tại nhà. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi áp dụng các biện pháp như: Áp dụng một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể cải thiện tình trạng chảy máu trực tràng hiệu quả. Thường xuyên sử dụng các loại đậu, trái cây như táo, lê, việt quất,… Uống nhiều nước có thể ngăn chặn tình trạng mất nước và giúp phân dễ đi qua trực tràng mà không gây tổn thương khu vực này. Sử dụng các loại thuốc thoa không kê đơn để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ kê đơn trước khi sử dụng thuốc, mặc dù các loại thuốc thường an toàn. Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là một dấu hiệu sớm của ung thư ruột kết, mặc dù trường hợp này hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp khắc phục hợp lý. Chia sẻ

Sa búi trĩ là gì? Các chữa trị sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân bị bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc cấp độ nặng. Lúc này, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn gây đau đớn và ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sa búi trĩ là gì? Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống vùng hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc vận động mạnh. Đây là biến chứng của bệnh trĩ ở cấp độ trung bình đến cấp độ nặng. Búi trĩ được hình thành do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch xung quanh trực tràng hậu môn, khiến cho khu vực này bị phình to. Ban đầu búi trĩ chỉ là những khối thịt thừa nhỏ, khi phát triển nặng sẽ phình lên và sa hẳn ra ngoài. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn và có thể gây nhiễm trùng, làm gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm. Dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ, ở mỗi cấp độ sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau. Ở cấp độ càng cao, mức độ bệnh ngày càng nghiêm trọng. Đối với trĩ nội Cấp đội 1: Tĩnh mạch giãn nở và bắt đầu hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, do đây là giai đoạn bệnh bắt đầu phát triển nên chưa có các triệu chứng đau đớn, ảnh hưởng đến cuộc sống. Người bệnh rất khó nhận biết nhưng sẽ có hiện tượng chảy máu hậu môn. Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, gây ra hiện tượng ngứa rát hậu môn, đại tiện ra máu,… Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa tra ngoài sau đó có thể tự thụt vào được. Người bệnh có thể quan sát thấy bằng mắt thường. Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được. Lúc này, người bệnh chỉ cần tác động trực tiếp vào búi trĩ thì chúng sẽ tự co lại và thụt vào bên trong hậu môn. Sa búi trĩ xảy ra rất ngẫu nhiên mà người bệnh không thể tự chủ được gây cảm giác khó chiu, bất tiện, vướng víu,… Cấp độ 4: Đây là tình trạng sa búi trĩ nặng nhất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Búi trĩ sa ra ngoài và không thể co lại được kể cả khi người bệnh tác động trực tiếp vào. Gây đau đớn, sưng tấy, khó chịu và gây nguy hiểm đến sức khỏe. Đối với trường hợp trĩ ngoại: Ở trường hợp trĩ ngoại, các búi trĩ tĩnh mạch trực tràng được hình thành ngoài rìa hậu môn dưới lớp da mỏng. Chúng có hình dạng ngoằn nghèo, dễ dàng nhận biết bằng cách nhìn hoặc sờ bằng tay. Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ mới hình thành với kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào. Giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng sa hẳn ra ngoài và không thể đẩy vào, làm mất nếp nhăn tự nhiên ở vùng da quanh hậu môn gây đau rát, sưng tấy. Trường hợp nặng có thể gây tắc lỗ hậu môn. Sa búi trĩ có nguy hiểm không? Sa búi trĩ sau khi hình thành, có thể phát triển nhanh chóng sang cấp độ nặng và không thể tự khỏi. Nếu để lâu bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh: Cơ thể bị thiếu máu: Nếu tình trạng sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Có nguy cơ mắc một số bệnh như suy nhược cơ thể, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, vàng da, xanh xao, ốm vặt, sức khỏe suy giảm,… Ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống: Sa búi trĩ gây nên cảm giác đau đớn, khó chịu, tác động ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống. Tắc tĩnh mạch: Các búi trĩ phát triển gây chèn ép lên các mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở, các tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, diễn ra lâu ngày có thể khiến hậu môn bị hoại tử và biến chứng sang ung thư. Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây phình to, đau đớn, khó chịu. Hoạt động phân đi ra ngoài bị cản trở ảnh hưởng đến quá trình thải chất bẩn ra khỏi cơ thể. Hoại tử búi trĩ: Tình trạng sa búi trĩ sẽ rất khó khăn để đưa vào bên trong hậu môn, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử rất nguy hiểm. Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm của tình trạng sa búi trĩ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là áp xe hậu môn, xuất huyết, ổ mũ tích tụ thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị sa búi trĩ Ở những trường hợp sa búi trĩ giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống hoặc thuốc bôi, giúp làm teo búi trĩ. Nếu sa búi trĩ ở cấp độ nặng, rất khó để áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa mà phải có sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ. Điều trị bằng phương pháp nội khoa Sa búi trĩ ở cấp độ 1, cấp độ 2, thông thường bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng các loại thuốc Tây, có tác dụng làm co búi trĩ lại dưới dạng kem bôi hoặc thuốc uống. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ: Kháng sinh: Framycetin; Neomycin…có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ tại chỗ Giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế chảy máu hậu môn: dung dịch ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25% Thành phần chống viêm:  hydrocortison 0,25-1% có tác dụng giảm ngứa, ngăn ngừa nhiễm trùng Một số thuốc chứa thành phần có tác dụng bảo vệ da, ngăn ngừa kích ứng phù nề khi búi trĩ lòi ra ngoài. Thành phần thuốc có tác dụng điều trị toàn thân: Thành phần chống viêm, giảm phù nề: Alpha Hymotripsin, NSAIDs, Glucocorticoid… Thành phần giảm đau: Paracetamol, NSAIDs… Thành phần làm bền mạch, điều trị giãn nở tĩnh mạch: một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon… Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp ngoại khoa Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, thường được bác sĩ chỉ định cho những trường hợp bệnh trĩ ở cấp độ 4, tình trạng bệnh đã quá nặng. Lúc này, các búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn mà không thể co lại vào bên trong, các phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng. Đây là giai đoạn bệnh nghiêm trọng, rất dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Phương pháp phẫu thuật hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của bệnh nhân. Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định biện pháp phù hợp, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Điều trị sa búi trĩ bằng phương pháp dân gian Ở những trường hợp sa búi trĩ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng các biện pháp dân gian để làm giảm tình trạng này rất an toàn, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như thuốc Tây. Điều trị sa búi trĩ bằng rau diếp cá Rửa sạch 100g rau diếp cá, loại bỏ cọng già, héo úa Giã nát lá rau diếp cá, đắp vào vùng búi trĩ và hậu môn, dùng băng gạc cố định lại, để khoảng 30 – 60 phút thì thay rau mới Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối. Người bệnh cũng có thể kết hợp ăn rau diếp cá sống trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị Điều trị sa búi trĩ bằng cây lá bỏng Cách thực hiện: Rửa sạch 100g rau sam, 6 lá phỏng, 3 quả bồ kết tươi và cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch Nước sôi thì vặn nhỏ lửa, tiến hành đun thêm khoảng 20 – 30 phút sau đó bắc ra để nguội Dùng nước để uống trực tiếp trong ngày, kiên trì thực hiện đến khi bệnh chuyển biến tốt Lưu ý: Nên sử dụng nước lá bỏng để sử dụng trong ngày, không để qua đêm sẽ làm mất đi công dụng điều trị bệnh. Điều trị sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý – Cách 1: Rửa sạch lá hoa thiên lý và giã nát cùng với muối tinh, dùng tấm vải sạch lọc lấy nước cốt Dùng bông y tế thấm nước cốt và chấm lên búi trĩ hàng ngày Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm – Cách 2: Dùng lá non hoa thiên lý giã nát, đắp trực tiếp vào búi trĩ và hậu môn Dùng băng gạc cố định lại khoảng 40 – 60 phút thì tháo ra, đắp lần 2 Thực hiện cách này 2 lần/ngày đến khi bệnh thuyên giảm Điều trị trĩ bằng thuốc dân gian là phương pháp người bệnh thường lựa chọn. Bởi lẽ, nguyên liệu dễ tìm kiếm, giá thành rẻ. Tuy nhiên, xét về hiệu quả lâu dài cách chữa này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị mà thôi. Nếu muốn điều trị dứt điểm người bệnh nên kết hợp liệu trình thuốc.     Chia sẻ  

Nứt kẽ hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên. Đa số các trường hợp bệnh sẽ khỏi trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật. Nứt kẽ hậu môn là gì? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng có vết rách ở niêm mạc hậu môn gây đau, thường xảy ra sau khi cố rặn phân cứng. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi tiêu. Nứt hậu môn có thể dẫn đến nhiều biến chứng như: Nứt hậu môn mạn tính: nứt hậu môn không lành sau 6 tuần sẽ trở thành mạn tính. Nứt hậu môn tái phát. Vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn: làm cho vết nứt khó lành cần điều trị bằng thuốc hoặc phải phẫu thuật. Nguyên nhân bệnh Nứt kẽ hậu môn Các nguyên nhân gây ra nứt hậu môn bao gồm: Viêm nhiễm vùng hậu môn trực tràng: các tế bào viêm sản sinh ra các men phân hủy chất keo, làm giảm sức bền tổ chức, khi có sự căng dãn thì vết nứt dễ xuất hiện, nhất là khi phân rắn đi qua sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn tạo nên ổ loét Viêm xơ cơ thắt trong hậu môn: khối cơ thắt hậu môn phì đại, tăng trương lực, co thắt rất mạnh, sự co thắt của cơ thắt trong là yếu tố cơ bản làm cho ổ loét không lành được Thiếu máu tại chỗ làm ổ loét không lành được và gọi là loét thiếu máu Chấn thương: phân cứng hoặc phân quá lớn, sau mổ cắt trĩ, hẹp hậu môn, sau khi rặn sinh Yếu tố cơ địa HIV, lao hậu môn–trực tràng, giang mai Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn- trực tràng Các nguyên nhân khác như: táo bón và phải rặn nhiều khi đi tiêu, tiêu chảy kéo dài, quan hệ tình dục ngã hậu môn Triệu chứng bệnh Nứt kẽ hậu môn Nứt hậu môn và trĩ tuy là hai bệnh khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau vì cả hai tình trạng này đều có thể gây ra chảy máu trực tràng. Dấu hiệu nứt hậu môn thường bao gồm: Đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi tiêu, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ. Đau làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện, mất ngủ, xanh xao, ảnh hưởng đến toàn thân và tinh thần. Khi đại tiện khối phân bắt đầu đi qua hậu môn. Hết đau sau vài phút. Đau lại tăng lên dữ dội, rồi đột ngột hết đau. Có máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh. Ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn. Có thể thấy một vết rách trên da quanh hậu môn. Thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt. Đối tượng nguy cơ bệnh Nứt kẽ hậu môn Các yếu tố nguy cơ dẫn đến nứt kẽ hậu môn là: Chế độ ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm có lượng chất béo bão hòa cao, ăn ít chất xơ Thiếu vận động Trẻ em: nhiều trẻ nhỏ bị nứt hậu môn trong những năm đầu đời mà không  có nguyên nhân Người lớn tuổi: nhiều người lớn tuổi có thể bị nứt hậu môn do sự giảm máu nuôi, hậu quả của việc giảm tưới máu vùng hậu môn trực tràng Táo bón: rặn nhiều khi đi cầu và phân quá cứng Hậu sản: nứt hậu môn thường xảy ra với phụ nữ trong thời kỳ hậu sản, có thể do chế độ ăn uống quá kiêng khem gây ra táo bón Bệnh Crohn Phòng ngừa bệnh Nứt kẽ hậu môn Có thói quen đi đại tiện thường xuyên, mỗi ngày theo một giờ giấc cụ thể. Khi người bệnh bị táo bón thì không được dùng sức để rặn, nên dùng nước muối ấm để thụt tháo phân. Sau khi đi đại tiện phải vệ sinh sạch sẽ, có thể vệ sinh bằng nước sau đó lau khô bằng vải sạch. Không nên sử dụng giấy thơm hoặc để hậu môn bị ẩm ướt có thể dẫn đến viêm nhiễm hậu môn. Có chế độ dinh dưỡng phù hợp như: Ăn nhiều các chất xơ có từ rau xanh, đặc biệt nên ăn các loại thực phẩm như củ cải, khoai môn, khoai lang, … Hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ, các đồ ăn cay nóng như tiêu, ớt, … Hạn chế uống rượu bia, cà phê. Không hút thuốc lá. Bổ sung hàm lượng nước cần thiết, đảm bảo uống đủ 2 lít nước/ngày. Có thể uống nước ép rau củ, nước hoa quả, … nhằm kích thích nhu động ruột giúp làm mềm phân để đi tiêu dễ dàng hơn. Khi có dấu hiệu của bệnh viêm hậu môn hoặc viêm loét đại tràng cần điều trị kịp thời để tránh bị nhiễm trùng nặng gây viêm loét và rò hậu môn. Có chế độ tập luyện thể dục, hoạt động hàng ngày một cách khoa học. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Nứt kẽ hậu môn Lâm sàng Khám hậu môn: đưa ngón tay vào hậu môn khó khăn do sự co thắt của cơ thắt, đôi khi bị xơ cứng. Có khi chỉ banh nhẹ hậu môn và bảo bệnh nhân rặn cũng thấy ngay được bờ dưới của vết loét hoặc một búi trĩ xơ hóa (trĩ gác cổng), da thừa báo hiệu vị trí của vết loét. Quan sát có thể giúp phân biệt vết loét mới hay cũ. Cần phân biệt nứt hậu môn với các bệnh đau vùng xương cùng cụt, đau trực tràng, viêm quanh hậu môn trực tràng, viêm hốc Morgani và đặc biệt là những vết loét của bệnh lây truyền qua đường tình dục (nhất là đồng tính luyến ái). Xét nghiệm Để xác định nguyên nhân và loại trừ các bệnh phối hợp khác như viêm loét, ung thư đại trực tràng, … Nội soi trực tràng: thường được thực hiện ở bệnh nhân dưới 50 tuổi, không có yếu tố nguy cơ bệnh lý ruột non hay ung thư đại tràng. Nội soi đại tràng: thực hiện đối với bệnh nhân trên 50 tuổi, cho phép khảo sát toàn bộ đại tràng. Đo áp lực hậu môn: nhằm đánh giá trương lực cơ thắt hậu môn, cũng như đo độ nhạy cảm và chức năng của trực tràng. Các biện pháp điều trị bệnh Nứt kẽ hậu môm Nứt kẽ hậu môn thường lành trong vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị táo bón hay tiêu chảy. Tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật. Điều trị không phẫu thuật: Thay đổi lối sống: bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên Ngâm hậu môn: ngâm nước ấm 10-20 phút nhiều lần trong ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu giúp thư giãn cơ thắt giúp dễ lành bệnh. Không sử dụng xà phòng vì có thể gây kích ứng vùng hậu môn. Dùng thuốc làm mềm phân. Thuốc kem: Anusol-HC, oxit kẽm, …. giúp làm giảm khó chịu từ vết nứt nhẹ. Thuốc chẹn kênh calci: nifedipin và diltiazem, uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt góp phần làm giãn cơ thắt. Phẫu thuật: Nếu đã được điều trị nội khoa mà các triệu chứng không giảm, người bệnh cần phải phẫu thuật. Chỉ có 20% bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn cần phải phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị nứt kẽ hậu môn bao gồm: Nong hậu môn: ngăn ngừa lỗ hậu môn bị chít hẹp và được thực hiện với gây mê. Trong thủ thuật, hậu môn được nong ra dần dần. Cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại Phẫu thuật mở cơ thắt trong Phối hợp cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong Mở cơ thắt trong bằng hoá chất: sử dụng nitroglycerin hoặc botulinum A gây liệt tạm thời cơ thắt trong làm cho nứt kẽ hậu môn tự lành. Tác dụng phụ: nhức đầu. Chỉ định: Vết nứt hậu môn mới: điều trị bằng nong hậu môn. Vết nứt hậu môn cũ: cắt bỏ vết nứt hoặc mở cơ thắt bằng phẫu thuật hay hóa chất.   Chia sẻ

Loading...