Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ nội nên biết để điều trị

Bác sĩ thường căn cứ vào các biểu hiện của bệnh trĩ nội để đoán được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó có hướng đi hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về điều này qua những gì được chia sẻ ngay bên dưới đây. 

Tìm hiểu các biểu hiện của bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại thường gặp là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó bệnh trĩ nội là bệnh xuất hiện ở khoang dưới niêm mạc, xuất phát từ đám tĩnh mạch trĩ trong hậu môn. Thông thường nguyên nhân gây bệnh thường xuất hiện do thói quen sinh hoạt kém khoa học, hội chứng ruột kích thích, mang thai…

Các biểu hiện của bệnh trĩ nội có sự khác nhau rõ rệt theo từng giai đoạn như sau:

Ở mỗi giai đoạn, bệnh trĩ nội sẽ có các triệu chứng khác nhau

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, bệnh chỉ mới bắt đầu nên vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể. Người bệnh thường có biểu hiện táo bón trong nhiều ngày, kèm theo đó là hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu khi đi vệ sinh. Lúc này máu có chảy nhưng chưa nhiều, chỉ có thể phát hiện một chút máu trên giấy vệ sinh.

Búi trĩ đã hình thành nhưng rất khó quan sát bằng mắt thường vì nó đang ở trong ống hậu môn.

Giai đoạn 2

Bệnh bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn, bằng chứng là máu chảy nhiều hơn kèm theo đó là đau rát và có cảm giác ngứa ở hậu môn.

Búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài bằng biểu hiện là cục thịt nhỏ lòi ra ngoài khi đi cầu, nhưng thông thường sẽ co lại ngay sau đó.

Giai đoạn 3

Lượng máu lúc này cũng chảy ra nhiều hơn. Do búi trĩ phát triển nên ngay cả khi không đi cầu thì người bệnh cũng luôn có cảm giác đau và khó khăn khi ngồi.

Kích thước của búi trĩ quá lớn nên không thể nào tự co lên được. Nhưng vẫn có thể dùng tay để đẩy vào trong.

Giai đoạn 4

Lúc này búi trĩ quá lớn nên ngay cả khi không đi cầu cũng sa ra ngoài và không thể đẩy búi trĩ vào trong. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, chảy máu bất cứ lúc nào. Ở giai đoạn này, ngoài bệnh trĩ người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn và thậm chí là ung thư trực tràng.

Dù ở bất cứ giai đoạn nào thì cũng ít nhiều gây ra những đau đớn, ảnh hưởng về mặt sức khỏe… đối với người bệnh. Chính vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần phải tiến hành việc chữa trị càng sớm càng tốt.

Những điều nên làm khi mắc bệnh trĩ nội

Khi mắc bệnh trĩ nội bạn nên tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra cần phải kết hợp thay đổi trong cách sinh hoạt và ăn uống cho thật sự khoa học. Cụ thể bạn nên tiến hành những biện pháp như sau:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Giữ cho tinh thần thật sự thoải mái, đừng quá căng thẳng mệt mỏi làm cho các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế việc ngồi nhiều đứng lâu có thể làm gia tăng áp lực cho hậu môn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đi vệ sinh. Đồng thời chú ý không xem điện thoại, xem phim, xem báo… trong suốt quá trình đi vệ sinh.

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tăng cường uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp làm mềm phân hạn chế bệnh táo bón. Nhờ đó mà bệnh trĩ cũng được đẩy lùi.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa… để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để được tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác định tình trạng bệnh. Từ đó mới có hướng đi hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống, thuốc đặt… để trị bệnh. Với trường hợp thuốc dùng không có tác dụng, các biểu hiện bệnh làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Hiện nay việc điều trị bệnh trĩ có nhiều hướng đi và hoàn toàn có thể chữa hết. Nhưng việc chữa bệnh đòi hỏi phải có bác sĩ có chuyên môn vững vàng cũng máy móc kĩ thuật cao. Vì vậy khi có biểu hiện bệnh hãy đến các cơ sở y tế thật sự uy tín để được tiến hành các biện pháp chữa trị bệnh.

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Các biểu hiện, triệu chứng của bệnh trĩ nội nên biết để điều trị

Bác sĩ thường căn cứ vào các biểu hiện của bệnh trĩ nội để đoán được mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó có hướng đi hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về điều này qua những gì được chia sẻ ngay bên dưới đây. 

Tìm hiểu các biểu hiện của bệnh trĩ nội theo từng giai đoạn

Bệnh trĩ được chia làm 3 loại thường gặp là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Trong đó bệnh trĩ nội là bệnh xuất hiện ở khoang dưới niêm mạc, xuất phát từ đám tĩnh mạch trĩ trong hậu môn. Thông thường nguyên nhân gây bệnh thường xuất hiện do thói quen sinh hoạt kém khoa học, hội chứng ruột kích thích, mang thai…

Các biểu hiện của bệnh trĩ nội có sự khác nhau rõ rệt theo từng giai đoạn như sau:

Ở mỗi giai đoạn, bệnh trĩ nội sẽ có các triệu chứng khác nhau

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, bệnh chỉ mới bắt đầu nên vẫn chưa có những dấu hiệu cụ thể. Người bệnh thường có biểu hiện táo bón trong nhiều ngày, kèm theo đó là hiện tượng đau rát, ngứa ngáy khó chịu khi đi vệ sinh. Lúc này máu có chảy nhưng chưa nhiều, chỉ có thể phát hiện một chút máu trên giấy vệ sinh.

Búi trĩ đã hình thành nhưng rất khó quan sát bằng mắt thường vì nó đang ở trong ống hậu môn.

Giai đoạn 2

Bệnh bắt đầu có dấu hiệu nặng hơn, bằng chứng là máu chảy nhiều hơn kèm theo đó là đau rát và có cảm giác ngứa ở hậu môn.

Búi trĩ bắt đầu lòi ra ngoài bằng biểu hiện là cục thịt nhỏ lòi ra ngoài khi đi cầu, nhưng thông thường sẽ co lại ngay sau đó.

Giai đoạn 3

Lượng máu lúc này cũng chảy ra nhiều hơn. Do búi trĩ phát triển nên ngay cả khi không đi cầu thì người bệnh cũng luôn có cảm giác đau và khó khăn khi ngồi.

Kích thước của búi trĩ quá lớn nên không thể nào tự co lên được. Nhưng vẫn có thể dùng tay để đẩy vào trong.

Giai đoạn 4

Lúc này búi trĩ quá lớn nên ngay cả khi không đi cầu cũng sa ra ngoài và không thể đẩy búi trĩ vào trong. Người bệnh luôn có cảm giác đau đớn, chảy máu bất cứ lúc nào. Ở giai đoạn này, ngoài bệnh trĩ người bệnh còn đối mặt với hàng loạt các nguy cơ mắc bệnh khác. Chẳng hạn như nhiễm trùng búi trĩ, hoại tử búi trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn và thậm chí là ung thư trực tràng.

Dù ở bất cứ giai đoạn nào thì cũng ít nhiều gây ra những đau đớn, ảnh hưởng về mặt sức khỏe… đối với người bệnh. Chính vì vậy ngay khi phát hiện các dấu hiệu bệnh cần phải tiến hành việc chữa trị càng sớm càng tốt.

Những điều nên làm khi mắc bệnh trĩ nội

Khi mắc bệnh trĩ nội bạn nên tiến hành việc điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra cần phải kết hợp thay đổi trong cách sinh hoạt và ăn uống cho thật sự khoa học. Cụ thể bạn nên tiến hành những biện pháp như sau:

Thay đổi chế độ sinh hoạt

  • Giữ cho tinh thần thật sự thoải mái, đừng quá căng thẳng mệt mỏi làm cho các biểu hiện ngày càng trầm trọng hơn.
  • Hạn chế việc ngồi nhiều đứng lâu có thể làm gia tăng áp lực cho hậu môn.
  • Tập thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày, không nên nhịn đi vệ sinh. Đồng thời chú ý không xem điện thoại, xem phim, xem báo… trong suốt quá trình đi vệ sinh.

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Tăng cường uống nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, giúp làm mềm phân hạn chế bệnh táo bón. Nhờ đó mà bệnh trĩ cũng được đẩy lùi.
  • Bổ sung rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó cũng nên hạn chế dùng đồ ăn cay nóng, rượu bia và các chất kích thích có thể làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa… để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa.

Điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cũng nên đến gặp bác sĩ để được tiến hành các biện pháp kiểm tra, xác định tình trạng bệnh. Từ đó mới có hướng đi hiệu quả trong việc điều trị bệnh. Có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc uống, thuốc đặt… để trị bệnh. Với trường hợp thuốc dùng không có tác dụng, các biểu hiện bệnh làm ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của bệnh nhân thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.

Hiện nay việc điều trị bệnh trĩ có nhiều hướng đi và hoàn toàn có thể chữa hết. Nhưng việc chữa bệnh đòi hỏi phải có bác sĩ có chuyên môn vững vàng cũng máy móc kĩ thuật cao. Vì vậy khi có biểu hiện bệnh hãy đến các cơ sở y tế thật sự uy tín để được tiến hành các biện pháp chữa trị bệnh.

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...