Bệnh trĩ nội là gì? Tổng quan về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động hay do táo bón kéo dài… Để tránh phải cắt trĩ thì bạn nên phát hiện sớm dấu hiệu trĩ nội và điều trị bằng phương pháp Đông y để loại bỏ bệnh từ gốc.

Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Do ít gây đau ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiêu.

Bệnh trĩ nội

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết

Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ và được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở người bệnh:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Một số yếu tố được xác định là thủ phạm gây ra bệnh trĩ nội. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một trong những nguyên nhân sau:

Mang thai là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
  • Mang thai: Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
  • Quá trình lão hóa theo tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các cơ ở hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ nội ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: Cả hai đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn và tạo thành búi trĩ.
  • Ngồi nhiều: Ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
  • Khiêng vác vật nặng thường xuyên: Điều này khiến khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Lâu dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức hình thành nên búi trĩ nội.
  • “Yêu” qua đường hậu môn: Nam giới có quan hệ đồng tính thường bị trĩ nội vì nguyên nhân này.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.
  • Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội khác: Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi cầu, căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ít vận động…

Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng sẽ giúp cho việc điều trị trĩ nội nhanh chóng đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời hạn chế được những biến chứng xấu do căn bệnh này mang lại.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ nội?

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lịch sử bệnh, các dấu hiệu liên quan hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng… cũng có thể được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể bắt gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân … thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích cho người bị trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật (chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng cao su…) hoặc phẫu thuật.

Trong vô vàn các biện pháp điều trị trĩ nội, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên lý cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất.

1. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh trĩ nội

Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

  • Tắm nước ấm:

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.

  • Thoa dầu dừa vào hậu môn:

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.

Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.

  • Chườm đá lạnh:

Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

  • Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam:

Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.

  • Thay đổi lối sống:

Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.

+ Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón

+ Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ.

+ Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.

+ Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ…

+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.

2. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc

Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi. Chúng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống: Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong dài hạn không được khuyến cáo vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog…), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine…). Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài. Chúng giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp nhất.
Thuốc chữa bệnh trĩ nội

3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp quang đông hồng ngoại

Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại.

Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao.

4. Thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội

Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.

Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ. Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.

5. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ nội là gì? Tổng quan về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh trĩ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này như mang thai, ngồi nhiều, ít vận động hay do táo bón kéo dài… Để tránh phải cắt trĩ thì bạn nên phát hiện sớm dấu hiệu trĩ nội và điều trị bằng phương pháp Đông y để loại bỏ bệnh từ gốc.

Bệnh trĩ nội là gì? Có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ nội là tình trạng phình giãn quá mức của các tĩnh mạch nằm ở lớp lót bên trong trực tràng. Do ít gây đau ở giai đoạn nhẹ nên trĩ nội rất khó phát hiện cho đến khi búi trĩ sưng to và gây chảy máu khi đi tiêu.

Bệnh trĩ nội

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Búi trĩ nhỏ có thể tự chui vào trong trực tràng hoặc dùng tay đẩy lên được. Tuy nhiên một số trường hợp bị nặng búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Dùng thuốc, thay đổi lối sống hay phẫu thuật là những sự lựa chọn phổ biến để khắc phục căn bệnh này.

Các giai đoạn phát triển của bệnh trĩ nội và dấu hiệu nhận biết

Trĩ nội được chia làm 4 cấp độ và được đánh giá dựa trên tình trạng sa búi trĩ ở người bệnh:

  • Trĩ nội độ 1: Búi trĩ nhỏ, nằm hoàn toàn trong ống hậu môn
  • Trĩ nội độ 2: Búi trĩ to hơn, sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó tự co lại
  • Trĩ nội độ 3: Búi trĩ ngày càng phát triển và không thể tự co lại mà người bệnh phải tự đẩy vào trong
  • Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã quá to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, không thể nào đẩy vào lại được nữa

Đôi khi trĩ nội tăng sinh hoặc nhô ra ngoài hậu môn. Bạn có thể thấy hoặc cảm nhận được búi trĩ như những miếng đệm ẩm có màu hồng đậm. Lúc này bệnh gây đau hậu môn, cảm giác đau tăng lên rõ rệt mỗi khi đi cầu.

Khi bệnh đã phát triển đến độ 3, độ 4, búi trĩ nội nằm thường trực bên ngoài hậu môn gây đau dữ dội và khiến bệnh nhân có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

Một số yếu tố được xác định là thủ phạm gây ra bệnh trĩ nội. Bạn có thể mắc căn bệnh này vì một trong những nguyên nhân sau:

Mang thai là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội
  • Mang thai: Bệnh trĩ nội xảy ra phổ biến ở phụ nữ mang thai do các tĩnh mạch ở hậu môn trực tràng bị phình giãn khi phải chịu áp lực từ sự mở rộng tử cung và thai nhi.
  • Quá trình lão hóa theo tuổi tác: Càng lớn tuổi thì các cơ ở hậu môn càng bị suy yếu. Đây là lý do giải thích tại sao bệnh trĩ nội ảnh hưởng nhiều nhất đến người trưởng thành từ 45 tuổi trở lên.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính: Cả hai đều khiến các mạch máu ở hậu môn bị tổn thương, phình giãn và tạo thành búi trĩ.
  • Ngồi nhiều: Ngồi liên tục hàng giờ đồng hồ mỗi ngày trong thời gian dài không chỉ là nguyên nhân gây bệnh trĩ nội mà còn dẫn đến hàng loạt các vấn đề về sức khỏe.
  • Khiêng vác vật nặng thường xuyên: Điều này khiến khu vực xương chậu phải gánh một trọng lượng lớn. Lâu dần các mạch máu ở trực tràng phình to quá mức hình thành nên búi trĩ nội.
  • “Yêu” qua đường hậu môn: Nam giới có quan hệ đồng tính thường bị trĩ nội vì nguyên nhân này.
  • Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn ít chất xơ, cung cấp không đủ nước cho cơ thể dẫn đến táo bón kéo dài, từ đây bệnh trĩ cũng bắt đầu hình thành.
  • Các nguyên nhân gây bệnh trĩ nội khác: Ngồi quá lâu khi đi vệ sinh, nhịn đi cầu, căng thẳng kéo dài, vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, ít vận động…

Hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ chúng sẽ giúp cho việc điều trị trĩ nội nhanh chóng đạt hiệu quả tốt hơn, đồng thời hạn chế được những biến chứng xấu do căn bệnh này mang lại.

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh trĩ nội?

Để chẩn đoán bệnh trĩ nội, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, lịch sử bệnh, các dấu hiệu liên quan hoặc chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, nội soi đại trực tràng… cũng có thể được chỉ định nhằm mục đích kiểm tra tình trạng thiếu máu, xác định nguyên nhân gây bệnh hoặc loại trừ các vấn đề khác về sức khỏe.

Đặc biệt lưu ý, tình trạng chảy máu trực tràng không chỉ xảy ra khi mắc bệnh trĩ nội mà còn có thể bắt gặp trong các bệnh lý nguy hiểm như ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Nếu bạn bị đi ngoài ra máu kéo dài, thay đổi màu sắc và hình dáng phân … thì nên trao đổi với bác sĩ về việc tầm soát ung thư.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội

Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể hữu ích cho người bị trĩ nội ở giai đoạn nhẹ. Tuy nhiên nếu các triệu chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn dùng thuốc, thực hiện các thủ thuật (chích xơ búi trĩ, thắt trĩ bằng cao su…) hoặc phẫu thuật.

Trong vô vàn các biện pháp điều trị trĩ nội, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên lý cũng như ưu nhược điểm của mỗi loại để có thể lựa chọn cho mình cách chữa bệnh phù hợp nhất.

1. Các biện pháp khắc phục tại nhà cho bệnh trĩ nội

Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

Để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ nội tại nhà, bạn có thể thực hiện những mẹo sau:

  • Tắm nước ấm:

Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra. Ngoài ra, một số người còn thêm chút giấm táo vào trong nước tắm để tận dụng đặc tính chống viêm tự nhiên của nó.

  • Thoa dầu dừa vào hậu môn:

Dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa ( phenol, phytosterol ) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ.

Bạn hãy lấy dầu dừa thoa vào búi trĩ, để 5-10 phút rồi rửa sạch lại. Lặp lại việc làm này 2-3 lần mỗi ngày.

  • Chườm đá lạnh:

Áp một túi đá lạnh vào búi trĩ trong khoảng 15 phút có thể giúp tạm thời giảm đau và sưng. Thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ nội này vài lần trong ngày mỗi khi bạn cảm thấy khó chịu.

  • Chữa bệnh trĩ nội bằng nha đam:

Các hoạt chất trong nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống để chống táo bón, giúp dễ dàng đi cầu hơn.

  • Thay đổi lối sống:

Việc thay đổi một số thói quen nhất định trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày có thể giúp hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ nội. Khi mắc căn bệnh này bạn cần lưu ý:

+ Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.

+ Thực hiện chế độ ăn giàu chất xơ, tránh táo bón

+ Mặc quần rộng rãi, thoáng khí, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để không gây cọ sát, kích ứng búi trĩ.

+ Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.

+ Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ…

+ Tập thể dục đều đặn mỗi ngày để thúc đẩy quá trình tiêu hóa, chống ứ trệ khí huyết, ngăn chặn bệnh trĩ nội phát triển nặng hơn.

2. Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc

Các thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ nội chủ yếu nhằm mục đích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng. Bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc uống hoặc các thuốc điều trị tại chỗ dạng đặt, bôi. Chúng bao gồm:

  • Thuốc giảm đau, kháng viêm đường uống: Được chỉ định phổ biến là Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen. Mặc dù có tác dụng giảm đau nhanh nhưng việc sử dụng chúng trong dài hạn không được khuyến cáo vì các thuốc trên có thể gây loãng máu, tổn thương gan, thận, dạ dày.
  • Thuốc điều trị tại chỗ: Bao gồm các loại thuốc đặt ( Avenoc, Witch Hazel, Proctolog…), thuốc bôi hậu môn ( Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine…). Ngoài tác dụng giảm đau, kháng viêm thì một số thuốc còn được bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ.
  • Thuốc làm mềm phân: Được chỉ định cho những trường hợp bị trĩ nội do táo bón kéo dài. Chúng giúp giữ nước trong ruột khiến phân trở nên mềm và di chuyển nhanh hơn. Điều này giúp bạn tránh được tình trạng đau và chảy máu khi đi cầu. Hãy trao đổi với bác sĩ để được chỉ định loại thuốc và liều dùng thích hợp nhất.
Thuốc chữa bệnh trĩ nội

3. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp quang đông hồng ngoại

Thủ thuật này sử dụng tia hồng ngoại và quang đông để làm nóng và tạo xơ sẹo ở mô trĩ. Qua đó làm giảm lượng máu lưu thông vào búi trĩ khiến nó bị thu nhỏ lại.

Phương pháp này ít gây đau và không làm chảy máu nhưng chỉ thích hợp cho người bị trĩ nội độ 1, 2 và có chi phí điều trị khá cao.

4. Thắt vòng cao su chữa bệnh trĩ nội

Thắt vòng cao su được chỉ định cho người bị trĩ nội độ 2, 3 sau khi điều trị bằng các phương pháp nội khoa mà không có kết quả. Với phương pháp này, búi trĩ sẽ được thắt chặt bằng một chiếc vòng cao su nên không còn được tiếp tục cung cấp máu. Do vậy, kích thước của nó sẽ giảm dần, bị hoại tử và rụng đi sau đó khoảng 1 tuần.

Đối với những người có số lượng búi trĩ nhiều thì thủ thuật này sẽ được tiến hành làm nhiều đợt do mỗi lần thực hiện chỉ thắt được 1 – 2 búi trĩ. Dù được đánh giá là khá an toàn nhưng bạn cũng có thể gặp một số biến chứng khi thắt trĩ bằng vòng cao su như xuất huyết, nhiễm trùng.

5. Cách điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp phẫu thuật

Phẫu thuật cắt trĩ là phương pháp được lựa chọn sau cùng khi những cách điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc bạn bị bệnh trĩ nội độ 3, độ 4 có nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

Ngày nay với sự tiến bộ của y học, bạn có thể được tiếp cận với nhiều phương pháp phẫu thuật cắt trĩ hiện đại như Longo, HCPT, PPH. Chúng đều có những ưu nhược điểm riêng và chi phí thực hiện cũng khác nhau.

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...