Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Cách điều trị trĩ nội hiệu quả?

Bệnh trĩ được coi là căn bệnh ám ảnh 90% dân số. Trĩ được phân biệt thành 3 loại gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội thường khó phát hiện vì xuất hiện âm thầm và bên trong hậu môn nên thường rất khó khăn trong việc điều trị. Vậy trĩ nội là gì? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

1. Bệnh trĩ nội là gì?

bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ là tổ chức trĩ bình thường chuyển sang bệnh lý do yếu tố cơ học (do tổ chức nâng đỡ lỏng lẻo) và lưu lượng máu quá nhiều vượt sức chứa đồng thời đường máu về bị tắc nghẽn làm sưng, giãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn tạo thành trĩ.

Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược, bề mặt của búi trĩ cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và gây đau rát, chảy máu. Đặc biệt các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, tuy nhiên ở giai đoạn nặng các búi trĩ không thể thụt vào bên trong gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

2. Nguyên nhân gây trĩ nội

nguyên nhân gây bệnh trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hay ăn uống không hợp lý, cụ thể như sau:

– Do táo bón hoặc lỵ

– Chế độ ăn uống thiếu hợp lý

– Mang thai và sinh con

– Thói quen sinh hoạt không đúng cách

– Bệnh hậu môn, trực tràng khác

3. Các cấp độ trĩ nội

4 cấp độ trĩ nội

Tùy vào mức độ sa của múi trĩ, người ta chia trĩ nội thành 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Biểu hiện lâm sàng là đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương.

– Cấp độ 2: Tình trạng chảy máu giảm nhưng ống hậu môn hình thành một cục thịt sa ra ngoài khi đại tiện và có tự thụt vô ngay sau đó.

– Cấp độ 3: Búi trĩ có thể sa ra ngoài bất kì lúc nào kể cả bạn ho, hắt xì hay đại tiện và thường phải dùng tay đẩy vào.

– Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, sa trĩ mất kiểm soát, trĩ thường nằm bên ngoài ống hậu môn kèm theo đó là hiện tượng chảy dịch, ngứa hậu môn. Trong thời gian này hậu môn rất dễ viêm nhiễm, cơ hậu môn giãn lỏng.

4. Biểu hiện của bệnh

Bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ để có cách điều trị kịp thời dựa vào những biểu hiện cơ bản sau:

– Chảy máu: Ban đầu bạn sẽ không thấy máu chảy thành giọt mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc lẫn trong phân. Về sau, do bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón, đi tiêu thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hoặc tia. Điều trị không kịp thời rất nguy hiểm vì nếu chuyển qua cấp độ 3, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy gây ra mất máu khiến người bệnh rất dễ bị ngất.

– Sa trĩ: Sa trĩ ở cấp độ 1, 2 thường không gây phiền hà gì, người bệnh chỉ có cảm giác cộm mỗi khi đi nhưng nếu ở độ 3 và 4 thì gây khá nhiều phiền toái nhất là khi đi đứng hay làm việc nặng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẻ hậu môn. Một vài trường hợp có thể có cổ áp xe đi kèm gây đau và chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các dịch nhầy.

5. Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không?

bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không

Bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ nội nói riêng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để càng lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe là làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh.

Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn.

Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng…

6. Phương pháp điều trị trĩ nội

phương pháp điều trị trĩ nội

Người bị trĩ thời gian đầu chỉ thấy ngứa rát hậu môn nhưng lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau đớn dữ dội. Nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả.

Điều trị bệnh trĩ từ lá trầu không

Trung bình cứ 100g lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ.

Cách thực hiện:

– Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau.

– Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút.

Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

– Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày.

– Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ

Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.

 

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không? Cách điều trị trĩ nội hiệu quả?

Bệnh trĩ được coi là căn bệnh ám ảnh 90% dân số. Trĩ được phân biệt thành 3 loại gồm trĩ ngoại, trĩ nội và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội thường khó phát hiện vì xuất hiện âm thầm và bên trong hậu môn nên thường rất khó khăn trong việc điều trị. Vậy trĩ nội là gì? Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

1. Bệnh trĩ nội là gì?

bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ là tổ chức trĩ bình thường chuyển sang bệnh lý do yếu tố cơ học (do tổ chức nâng đỡ lỏng lẻo) và lưu lượng máu quá nhiều vượt sức chứa đồng thời đường máu về bị tắc nghẽn làm sưng, giãn quá mức các đám tĩnh mạch hậu môn tạo thành trĩ.

Khác với trĩ ngoại, các búi trĩ nội xuất hiện trên đường lược, bề mặt của búi trĩ cũng chính là niêm mạc của ống hậu môn và gây đau rát, chảy máu. Đặc biệt các búi trĩ có thể trồi ra ngoài hậu môn và tự co trở lại vào bên trong, tuy nhiên ở giai đoạn nặng các búi trĩ không thể thụt vào bên trong gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

2. Nguyên nhân gây trĩ nội

nguyên nhân gây bệnh trĩ

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh và nguyên nhân này có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày hay ăn uống không hợp lý, cụ thể như sau:

– Do táo bón hoặc lỵ

– Chế độ ăn uống thiếu hợp lý

– Mang thai và sinh con

– Thói quen sinh hoạt không đúng cách

– Bệnh hậu môn, trực tràng khác

3. Các cấp độ trĩ nội

4 cấp độ trĩ nội

Tùy vào mức độ sa của múi trĩ, người ta chia trĩ nội thành 4 cấp độ:

– Cấp độ 1: Biểu hiện lâm sàng là đi đại tiện ra máu, lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc vào kích thước búi trĩ và mức độ tổn thương.

– Cấp độ 2: Tình trạng chảy máu giảm nhưng ống hậu môn hình thành một cục thịt sa ra ngoài khi đại tiện và có tự thụt vô ngay sau đó.

– Cấp độ 3: Búi trĩ có thể sa ra ngoài bất kì lúc nào kể cả bạn ho, hắt xì hay đại tiện và thường phải dùng tay đẩy vào.

– Cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh, sa trĩ mất kiểm soát, trĩ thường nằm bên ngoài ống hậu môn kèm theo đó là hiện tượng chảy dịch, ngứa hậu môn. Trong thời gian này hậu môn rất dễ viêm nhiễm, cơ hậu môn giãn lỏng.

4. Biểu hiện của bệnh

Bạn hoàn toàn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ để có cách điều trị kịp thời dựa vào những biểu hiện cơ bản sau:

– Chảy máu: Ban đầu bạn sẽ không thấy máu chảy thành giọt mà chỉ tình cờ phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc lẫn trong phân. Về sau, do bệnh nhân gặp phải tình trạng táo bón, đi tiêu thường phải rặn nhiều, máu chảy thành giọt hoặc tia. Điều trị không kịp thời rất nguy hiểm vì nếu chuyển qua cấp độ 3, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều, ngồi xổm thì máu lại chảy gây ra mất máu khiến người bệnh rất dễ bị ngất.

– Sa trĩ: Sa trĩ ở cấp độ 1, 2 thường không gây phiền hà gì, người bệnh chỉ có cảm giác cộm mỗi khi đi nhưng nếu ở độ 3 và 4 thì gây khá nhiều phiền toái nhất là khi đi đứng hay làm việc nặng.

Ngoài ra bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng khác như tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẻ hậu môn. Một vài trường hợp có thể có cổ áp xe đi kèm gây đau và chảy dịch nhầy ở hậu môn, ngứa hậu môn do viêm da bởi các dịch nhầy.

5. Bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không?

bệnh trĩ nội có gây nguy hiểm không

Bệnh trĩ nói chung cũng như bệnh trĩ nội nói riêng đều không gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, để càng lâu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe là làm đảo lộn cuộc sống của người bệnh.

Do các cơ vòng của hậu môn bị chèn ép vởi áp lực nén tĩnh mạch bên trong trực tràng nên máu không thể bơm và lưu thông được gây tắt nghẽn búi trĩ gây đau nhức, khó chịu, nặng hơn là nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn.

Bệnh nhân đi tiêu ra máu nhiều dẫn đến thiếu máu người bệnh dễ cảm thấy choáng váng, hoa mắt, đau đầu. Nứt rách vùng hậu môn dễ bị vi khuẩn xâm nhập ngược vào cơ thể gây ra các bệnh khác. Ngoài ra bệnh trĩ còn có thể mang lại nguy hiểm đến hệ thần kinh như đau đầu, trí nhớ giảm sút, đau lưng, rối loạn thần kinh, căng thẳng…

6. Phương pháp điều trị trĩ nội

phương pháp điều trị trĩ nội

Người bị trĩ thời gian đầu chỉ thấy ngứa rát hậu môn nhưng lâu dần sẽ xuất hiện triệu chứng đi đại tiện ra máu, sa búi trĩ, đau đớn dữ dội. Nếu không sớm phát hiện, điều trị đúng cách bệnh sẽ gây biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả.

Điều trị bệnh trĩ từ lá trầu không

Trung bình cứ 100g lá trầu không sẽ chứa đến 2,4% hàm lượng tinh dầu. Nhờ vậy, khi sử dụng lá trầu không sẽ giúp sát khuẩn, cầm máu và se búi trĩ.

Cách thực hiện:

– Trầu không + muối hột: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, đun sôi cùng 50gr muối. Sau đó xông hơi hậu môn bằng nước trầu không khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần sẽ giúp co búi trĩ, giảm đau.

– Đắp hậu môn bằng trầu không: Dùng 2 – 3 lá trầu không hơ nóng, bọc lại bằng khăn sạch, đắp lên hậu môn khoảng 15 phút.

Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

Mật ong chứa hàm lượng vitamin B cùng chất khoáng, chất oxy hóa rất cao. Từ đó chúng giúp chống viêm, cải thiện nhiễm trùng và làm lành vết thương.

Cách thực hiện:

– Mật ong + đậu đen: Dùng 50gr đậu đen ninh nhừ, thêm 20gr mật ong, ăn 2 lần/ngày, liên tục trong 7 – 14 ngày.

– Thoa hậu môn bằng mật ong: Sử dụng 5 – 10ml mật ong nguyên chất thoa trực tiếp lên hậu môn.

Điều trị bệnh trĩ bằng đu đủ

Theo Y học cổ truyền, đu đủ có tính hàn, vị ngọt, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, nhuận tràng và tiêu thũng. Nhờ đó, đu đủ trở thành vị thuốc cực tốt trong điều trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện: Lấy 1 miếng đu đủ chín, 1 quả hồng xiêm và 3 quả dâu tây rồi làm sạch, xay nhuyễn thành sinh tố. Uống 2 lần/ngày giúp tiêu hóa dễ dàng, đẩy lùi táo bón.

 

 
Cập nhật lúc: 23/07/2024
danh-sach-nha-thuoc.png

Bài viêt liên quan

Xem thêm »
anh-cotripro-sidebar-1.webp
Loading...